Vài nét về du lịch Cửa Lò nhìn từ góc độ tài liệu lưu trữ

Đăng ngày 27/03/2014

Mỗi khu vực này có một kho lưu trữ riêng, Bắc Kỳ có kho lưu trữ trung ương tại Hà Nội, Trung kỳ có kho lưu trữ của Toà khâm sứ ở Huế, và Nam kỳ có kho lưu trữ của của Phủ Thống đốc Sài Gòn. Ngoài tài liệu của các công trình hành chính ra, các kho này còn bảo quản tài liệu của các tình thuộc khu vực hành chính đuợc quy định. Theo sự phân chia trong thời kỳ đó, Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An nên tài liệu của tình này đuợc bảo quản tại Khu lưu trữ của Khâm sứ Trung kỳ ở Huế.

Báo cáo này đuợc chia làm hai phần

– Phần một trình bày sơ luợc về tài liệu lưu trữ của Toà Khâm sứ Trung Kỳ nhằm mục đích gúp nguời đọc hiểu hết những khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu về bãi biển Cửa Lò.

– Phần hai phân tích những tài liệu có liên quan đến bãi biển Cửa Lò.

1. Vài nét về tài liệu lưu trữ của Toà Khâm sứ Trung Kỳ

Những tài liệu hiện đang đuợc bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ở Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại của Pháp (Centre des Archives d’ Outre-Mer) ở Aix-en Provence cho thấy một hiện tuợng rất đặc biệt trong lịch sử lưu trữ ở Đông Duơng trong thời kỳ thuộc địa. Trong khi tài liệu về những hoạt động của con nguời Pháp trên toàn Đông Duơng đang trong tình trạng “thảm hại” vì bị bỏ rơi, không có một cơ quan lưu trữ chuyên môn nào chăm sóc thì ngay từ năm 1897 ở Huế đã có một cơ quan chuyên môn lưu giữ tài liệu của Toà Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ do Santoni ( vốn xuất thân từ một viên cai trong đội lính khố xanh) phụ trách. Nội dung và ngoại hình của những tài liệu này đựoc đề cập tới trong Công văn số 88 ngày 21-5-1908 của Khâm sứ Trung kỳ gửi Toàn quyền Đông Duơng như sau:

“Những tài liệu đuợc lữu giữ tại Lưu trữ Trung kỳ bắt đầu từ khi có đại diện của Pháp ở An Nam (1875) nhưng đáng tiếc là phần lớn các hồ sơ đều không đầy đủ, chính là vì tại liệu bị huỷ hoại do điều kiện bảo quản trong thời kỳ đầu của chúng ta ở xứ này còn quá tồi tàn”.

Những tài liệu trên có một giá trị đặc biệt, “nó cho phép nguời ta nắm đuợc tiến trình của các sự kiện đã xảy ra truớc đó và thấy đuợc sự thiết lập nền bảo hộ ở Trung kỳ và chính vì vậy, nó chứa đựng những thông tin bổ ích về lịch sử cũng như về chính trị”

Nhưng sau một thời gian sau khi Santoni về Pháp, tài liệu lưu trữ ở Trung kỳ đã bị rơi vào tình trạng chung của tài liệu trong toàn xứ Đông Duơng, như Giám đốc truờng Viễn đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội phản ánh trong Công văn số 350 ngày 06-5-1913 gửi Toàn Quyền Đông Duơng:

“Rất tiếc phải thừa nhận rằng không có một tổ chức lưu trữ nào ở Đông Duơng…tài liêu đang bị thất lạc dần dần, đó là những tài liệu không còn quan trọng đối với những cơ quan đang hoạt động và chịu trách nhiệm bảo quản chúng những trong những tài liệu này lại có giá trị vô cùng quý giá duới con mắt những nhà sử học trong tuơng lai”

Tình trạng này còn kéo dài mãi đến khi Sở lưu trữ và Thư viện Đông Duơng ra đời cùng với tổ chức của 5 kho lưu trữ ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Nôm-Pênh và Viên-Chăn vào năm 1917-1918.

Dưới sự quản lý tập trung thống nhất của Sở lưu trữ và Thư viện Đông Duơng, với sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của một nhóm Quản thủ viên chính ngạch đứng đầu là Paul Boudet, cơ quan Lưu trữ Trung kỳ đã đựơc tổ chức lại và đã đạt đuợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Cơ quan này đuợc đặt ngay trong khuôn viên của Toà Khâm sứ Trung kỳ nằm ở bờ nam sông Huơng (Nay là khuôn viên của Truờng ĐH Sư phạm Huế). Đó là một toà nhà hai tầng, diện tích mặt bằng khoảng 20m x 7m. Tầng trên là nơi luư trữ tài liệu của các tỉnh thuộc quyền cai quản của viên Khâm sứ (trong đó có tài liệu của tình Nghệ An), có đặt 15 tủ đựng tài liệu có kích cỡ 3m90 x 3m50 x0,6m, còn tầng duới đặt 28 giá di động 2 mặt để xếp sách và một phòng đọc có sức chứa khoảng 20 độc giả. Theo báo cáo hằng năm của Sở lưu trữ và Thư viện Đông Duơng, công tác thu thập, chỉnh lý, làm công cụ tra cứu và phục vụ khai thác của cơ quan lưu trữ Trung kỳ đựơc thực hiện rất tốt. Chính vì nhiều mặt, những tài liệu này đã được chỉnh lý hoàn chỉnh theo khu phân loại thống nhất dùng cho Đông Dương lúc đó ( thường được gọi là khu phân loại Paul Boudet). Nhưng rất tiếc số tài liệu này đã bị phân tán thất lạc, mất mát khá nhiều qua hai đợt di chuyển trong chiến tranh.

Đợt thứ nhất xảy ra khi quân Pháp tái chiếm Huế vào đầu tháng 2-1947. Trong thời gian này, “ nhân cơ hội tranh tối, tranh sáng, nhiều nguời địa phuơng đã đục nuớc béo cò bằng cách đến các văn khố và thư viện lấy đi tài liệu sử sách về nhà dùng hoặc đem ra chợ bán ki-lô để gói hàng tạp hóa, đồ gia vị”. Vì vậy, nhiều tài liệu lưu trữ đã bị mất hẳn, không thể nào tìm lại được.

Đợt thứ hai xảy ra năm 1950. Theo thoả uớc được ký kết giữa Pignon và Bảo Đại, ngày 15-6 Pháp đã mang một khối luợng lớn tài liệu về nước, những tài liệu này đựơc tập kết tại Kho lưu trữ của Thống Đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn. Một số tài liệu của Toà Khâm sứ Trung kỳ đã bị Pháp mạng về nuớc và hiện nay đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lưu trữ Hải ngoại ở Aix-en Provence. Còn một phần khác do không đủ thời gian mang đi nên Pháp đã để lại Sài Gòn. Số tài liệu này đang đuợc bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.

2. Tài liệu về bãi biển Cửa Lò

Theo phần trình bày trên, nếu tài liệu về bãi biển Cửa Lò vẫn còn, chưa bị thất lạc trong chiến tranh thì có thể tìm lại đựơc ở hai Trung tâm Lưu trữ, đó là Trung tâm Lưu trữ Hải Ngoại Aix-en Provence (Pháp) và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong dịp đi công tác tại Pháp cuối năm 2004 đầu năm 2005, theo đề nghị của PGS TS Đinh Trung Kiên, chúng tôi đã đến Trung tâm Lưu trữ Hải Ngoại Aix-en Provence để tra tìm tài liệu về bãi biển Cửa Lò nhưng không thu được kết quả, chủ yếu do thời gian quá ít. Được biết SVHTT tỉnh Nghệ An cử các bộ đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II để làm việc nhưng cũng không có kết quả.

Theo kinh nghiệm công tác, và cũng rất may, chúng tôi đã tìm được một văn bản duy nhất về sự hình thành khu nhà ở trên bãi biển Cửa Lò trong Công báo Đông Dương thuộc Pháp năm 1907 còn được lưu giữ tại Trung Tâm lưu trữ Quốc gia I. Đó là Nghị định ngày 5-6-1907 của Toàn Quyền Đông Dương, tàn văn thư sau:

Toàn Quyền Đông Dương, Bắc đẩu Bội tinh hạng 3

Chiểu sác lệnh ngày 21‑4-1891;

Chiểu Nghị định ngày 15-1-1903 về việc xác định và quy định về sở hưu đất đai ở Đông Dương

Chiểu Nghị định 23-1-1901 quy định về phương thức sở hưu đất ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An);

Theo đề nghị của Khâm sứ Nam Kỳ.

NAY QUYẾT ĐINH

Điều 1: Thời hạn 5 năm được xách định bởi Điều 2 của Nghị định ngày 23-1-1901 quy định về phương thức sở hữu đất ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) được gai hạn thêm một thời gian là 5 năm, hết hạn vào ngày 23-1-1911;

Điều 2: Điều 8 khoản 1 của Nghị định ngày 23-1-1901 được sửa đổi như sau:

“Bất cứ người nào được nhượng quyền sẽ được xây dựng, trong thời hạn là một năm, một công trình để ở trên đất được chuyển nhượng”

Điều 3: Khâm sứ Trung kỳ chịu trực tiếp thực hiện Quyết định này.

Huế, ngày 05 tháng 6 năm 1097.

Thay mặt và thừa ủy quyền Toàn quyền

Khâm sứ Trung kỳ

LEVERQUE

Để có cơ sở kết luận về việc xách định mốc hình thành khu nhà trên bãi biển Cửa Lò, chúng tôi xin phân tích Nghị định ngày 05-6-1907 của Toàn Quyền Đông Dương, văn bản duy nhất còn lại về bãi biển Cửa Lò từ hai góc độ: Qua các căn cứ và qua nội dung của Nghị định.

a.Trước hêt, qua những căn cứ của Nghị định ngày 5-6-1907, người ta dẽ dàng nhận thấy:

– Nghị định này 23-1-1901 là văn bản đầu tiên của chính quyền thuộc địa quy định về phương thức sở hữu đất đai ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An). Và được xây dựng trên cơ sở sắc lệnh ngày 21-4-1891. Nghị định ngày 23-1-1901 chứng tỏ rằng, trước năm 1901. Cửa Lò còn là một khu đất bãi tự nhiên ven biển, chưa có chủ sở hữu và chưa được khai phá.

– Nghị định ngày 23-1-1901 được sửa đổi lại (bằng Nghị định ngày 5-6-1907) để phù hợp với ngày 15-1-1903 về việc xách định và quy định về sở hữu đất dai ở Đông Dương

b. Xét về mặt nội dung, do được ban hành sau khi có Nghị định ngày 15-1-1903 về việc xách định và quy định về quyền sở hữu đất đai ở Đông Dương nên Nghị định ngày 5-6-1907 đã thể hiện được một diểm quan trọng, đó là nêu rõ được mục đích sử dụng đất của người được hưởng quyền chuyển nhựng mà Nghị định ngày 23-1-1901 đã không quy định, là được phép xây nhà ở trên bãi biển Cửa Lò (quy định tại điều 2 của Nghị định ngày 5-6-1907).

Kết quả của sự phân tích trên đây cho thấy rằng, mặc dù ban hành sau Nghị định ngày 23-1-1901 nhưng vì có quy định thêm mục đích sử dụng đất của người được hưởng quyền chuyển nhựng nên Nghị định ngày 5-6-1907 do Toàn quyền Đông Dương ký ban hành có thể được xem là văn bản pháp lý đầu tiên về sự hình thành khu nhà ở trên bãi biển Cửa Lò.

Sau Nghị định ngày 5-6-1907, chúng tôi tìm thấy thêm hai văn bản nữa về Cửa lò đó là:

– Nghị định ngày 23-6-1933 của tỉnh Nghệ An quy định về việc chủ cho chó đi dạo quanh đường công cộng và bãi biển Cửa Lò phải đeo rọ mõm và dây dắt cho chó.

– Dụ số 36 ngày 2-6-1943 của Bảo Đại về việc nâng khu dân cư Cửa Lò ( trong đó gồm cả bãi biển Cửa Lò) lên thành trung tâm đô thị Cửa Lò (Centre- urbain de Cua lo).

Hai văn bản trên cho thấy khu vực bĩ biển Cửa Lò đã được mở mang, xây dựng thêm đừng sá vào năm 1933 và trở thành một phần của Trung tâm đô thị Cửa Lò vào năm 1943.

Tuy nhiên, theo một số sách hướng dẫn du lịch của Pháp ở Đông Dương như “ Hướng dẫn du lịch chung của Đông Dương 1937” (Guide touristique général de l’ Indochine 1937” hay các sách “Hướng dẫn nhanh. Hướng dẫn du lịch thương mại về Đông Dương” (Guide expresse. Guide touristique commercial sur l’ Indochine) xuất bản tại Sài Gòn vào các năm 1950, 1951-1952 thì cho đến tận trước ngày hòa bình lập lại ở Việt Nam, bãi biển Cửa Lò vẫn chưa được đầu tư thích đáng. Bằng chứng là địa danh “bãi biển Cửa Lò” hoàn toàn không được nêu lên như là một điểm du lịch hấp dẫn của An Nam (Trung Kỳ) trong những cuốn sách hướng dẫn du lịch chung ở Đông Dương mà chúng tôi nêu trên. Phải chăng Cửa Lò thực sự trở thành khu du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam từ sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa của chúng ta?
.

Theo: TS Đào Thị Diến-Trung tâm Lưu trữ quốc gia I