Tiềm năng du lịch

Đăng ngày 23/03/2014

tiemnang2

– Cửa Lò, là đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An;

– Được thành lập ngày 29/8/1994 theo nghị định 114/NĐ-CP của Chính phủ.

– Với diện tích  28,2km2,

– Cơ cấu hành chính hiện nay gồm 7 phường,

– Dân số gần 6 vạn người.

– Với bãi biển dài 10,2 km, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, cát trắng mịn, hệ thống thực vật, sinh vật biển đa dạng, có 3 đảo lớn và 18 di tích được khoanh vùng bảo vệ;

– Cửa Lũ nằm trên trục đường huyết mạch Bắc – Nam, có vị trí giao thương cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển nên rất thuận lợi trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

– Tuy mới thành lập được 20 năm nhưng Cửa Lò đã có bề dày phát triển du lịch 107 năm (năm 1907) khi người Pháp chọn Cửa Lò để xây dựng khu du lịch.

– Với truyền thống lịch sử văn hóa gần 510 năm khi Nguyễn Sư Hồi người con trai cả của Nguyễn Xí đến chiêu dân lập ấp lập đặt nền móng xây dựng Cửa Lò ngày nay.

– Đến nay Cửa Lò đã được cộng nhận là đô Thị loại III, Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, được Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTT và DL quy hoạch là một trong 11 đô thị du lịch biển Bắc Trung Bộ.

– Được Bộ Chính trị ban hành  Nghị quyết số 26-NQ/TW  về phương hướng, nhiệm vụ  phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ về tài chính, thương mại, du lịch, khoa học- công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục- đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Cửa Lò được biết đến là đô thị du lịch có sức hấp dẫn rất lớn, sầm uất, các dịch vụ phục vụ khách được đầu tư xây dựng và phát triển hiện đại, môi trường tự nhiên và nhân văn hài hòa. Hiện nay, cùng với việc mở rộng không gian, khâu đột phá, bứt phá quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của Cửa Lò thời gian tới sẽ là phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng các huyện thị, đặc biệt là TP.Vinh và các Tỉnh có đô thị du lịch. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về tiềm lực khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bằng việc quy hoạch, xây dựng một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, liên thông từ Trung cấp đến sau Đại học và trong thời gian tới Cửa Lò sẽ là nơi tập trung các trường Đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu tầm cỡ vùng và khu vực.

Hình thành các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng, các phân khu chức năng làm nền tảng cho phát triển các ngành dịch vụ (khu, cụm công nghiệp ở Nghi Thu; trung tâm nghiên cứu khoa học ở Nghi Hải; khu các trường §ại học và cao đẳng, khu thương mại du lịch cao cấp tại Nghi Hương, Nghi Thu; khu nghỉ dưỡng, du lịch tại Thu Thủy, các khu vui chơi, giải trí cao cấp ở Đảo Ngư, Đảo Lan Châu, khu vực Cửa Hội…). Tiếp tục xây dựng con người với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế Du lịch, xây dựng nhiều nhà hàng, cơ quan, trường học, ngõ phố văn minh tạo thành những điểm nhấn đối với từng lĩnh vực dịch vụ.

Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm du lịch chủ lực và đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thu hút du khách. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người dân và lợi ích hợp pháp của nhà nước và nhà đầu tư, đồng thời đề nghị Bộ, Tỉnh tiếp tục hỗ trợ một số cơ chế để thu hút đầu tư trên các lĩnh vực cho Thị xã Cửa Lò ngày càng phát triển.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ   

1. Sản phẩm du lịch  

– Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:
        + Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển. Khai thác hệ thống du lịch biển  đảo Lan Châu, Đảo Ngư phục vụ phát triển du lịch.
        + Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực.

– Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội tại các điểm du lịch để tạo dựng thương hiệu cho từng khu vực.

– Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (Hội họp, khen thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch làm đẹp…

– Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

tiemnang1

 2. Về thị trường khách du lịch

– Tiếp tục khai thác nguồn khách du lịch trong Tỉnh, nhất là nguồn khách tại các khu Công nghiệp, công ty, cơ quan, trường học….

– Phát huy lợi thế khu du lịch biển đảo theo quy hoạch của Tỉnh phê duyệt. Tích  cực và chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếp  cận khai thác nguồn khách du lịch đầy tiềm năng tại các tỉnh phía Nam.

– Chủ động liên kết với các đơn vị lữ hành, khai thác nguồn khách hướng về cội nguồn của kiều bào, khách quốc tế truyền thống: Lào,Thái Lan,Trung Quốc và các nước ASEAN theo tuyến hành lang Đông – Tây…

3. Về hoạt động  và không gian du lịch

– Lữ hành: Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch nhằm thu hút, đón tiếp du khách về với Cửa Lò. Đặc biệt là liên kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành trong tỉnh và Hà Nội.

– Lưu trú: Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao ở khu trung tâm Thị xã với đa dạng dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

– Ăn, uống: Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống. Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu, đặc biệt là xây dựng nhiều mô hình nhà hàng văn minh.

– Khu du lịch, điểm du lịch: Tiếp tục mở rộng không gian du lịch về Tây đường Bình Minh và phía nam Quảng trường. Dọc theo đường Bình Minh tiếp tục quy hoạch xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống như: Tắm biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, các nhà hàng ăn uống đặc sản để phục vụ du khách. Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ VHTT và DL chọn Cửa Lò để xây dựng thí điểm mô hình Đô thị du lịch biển.

– Vui chơi, giải trí: Tăng cường và mở rộng phát triển thêm các dịch vụ vui chơi. Tích cực chủ động làm việc với các Sở, ban ngành, Trung ương để tổ chức các hoạt động, giải thể thao Toàn quốc để thu hút khách.

4. Xây dựng, quy hoạch, đầu tư

Xây dựng kế hoạch chi tiết về chỉnh trang đô thị. hỉnh trang, nâng cấp lại các ki ốt kinh doanh kiên cố và một số điểm dịch vụ thương mại, các biển quảng cáo ở khu trung tâm Thị xã và trên các trục đường.

 Đầu tư nâng cấp các công trình trọng điểm phục vụ du lịch, đặc biệt là khu vực Quảng trường, khu vực trung tâm du lịch, các tuyến đường nội thị, khu vui chơi giải trí; xúc tiến để  cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch tại Đảo Ngư…..
Cửa Lò – Thị xã du lịch biển trẻ, là địa chỉ hấp dẫn của du khách trong cả nước. Nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dang và độc đáo, cùng với những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho Xứ Nghệ đang chào đốn bạn bè bốn phương…

CỬA LÒ – CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH      

       Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
       Bãi biển Cửa Lò được công nhận là một trong những bãi tắm tốt nhất cả nước bởi khí hậu trong lành, ấm á về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, độ mặn vừa phải thích hợp, có bãi cát trắng mịn nước luôn trong. Bãi tắm dài 10km hình vòng cung từ Cửa Hội thông tới Cửa Lò, có Đảo Ngư và Đảo Mắt án ngự bên ngoài chắn bão. Với hệ thống cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng đa dạng và đồng bộ là điều kiện thuận lợi để Cửa Lò phát triển loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng tùy du khách lựa chọn như tắm biển, tắm hơi, leo núi, ẩm thực với các loại đặc sản biển.    

tiemnang3 

      Du lịch văn hóa tâm linh
       Ở vùng đất Cửa Lò có nhiều di tích lịch sử văn hóa: đền thờ Nguyễn Xí, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa Đảo Ngư.Đi liền với caác di tích ấy là lễ hội.Ngoài ra, du khách có thể được nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộc sống, lịch sử văn hóa, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là những ddieuf thú vị đối với du khách. Du khách có thể đến thăm Khu di tích Kim Liên, đền thờ Vua Mai, đền Củi thờ ông Hoàng Mười, khu lưu niệm và mộ Nguyễn Du, núi Dũng Quyết, đền Cuông…     

       Du lịch thể thao
       Bơi, lặn, bong chuyển bãi biển, lướt sóng, đua thuyền, du lượn, leo núi… đều có thể tổ chức ở đây.Đặc biệt, dưới đáy biển có san hô ở khu vực đảo Ngư, và trong chiến tranh, có một số tàu thuyền, máy bay bị đắm ngoài khơi Cửa Lò.Những người ham mê môn thể thao này có thể lặn xuống những con tàu đắm ngoài khơi, khám phá đáy đâị dương.

      Du lịch sinh thái và nông nghiệp
      Khu vực lận cận quanh Của Lò ngày càng diễn ra nhiều hoạt động kinh tế.Công việc trồng hoa, lúa rau, cây ăn quả là những hoạt động hấp dẫn du khách tìm hiểu và khám phá .Những khu chợ đang bắt đầu phát triển , tạo cho du khách cơ hội giao tiếp với người dân địa phương.Qúy khách cũng có thể tới thăm nơi nuôi đà điểu,khỉ, dê, lợn rừng…trên đảo Ngư,nuôi cá giò trên biển Đông hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị.

      Du lịch bằng thuyền
      Sông Cấm và sông Lam đều có những cảnh đẹp trải dài hai bên bờ.Du lịch bằng thuyền sẽ cho du khách cơ hội được tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình xứ Nghệ. Đặc biệt, du khách có thể lênh đênh trên biển vài ngày đêm cùng ngư dân để tìm hiểu cuộc sống của họ.Rồi du lịch bằng thuyền thăm mộ Vua Mai, đền ông Hoàng Mười, núi Dũng Quyết, rừng bẩn Hưng Hòa, đi đảo Ngư và nghe hát dân ca trên biển.

     Du lịch công vụ
     Các khách sạn lớn ở Cửa Lò đều có các hội trường từ nhỏ tới lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.Sẽ rất thuận tiện nếu kết hợp chuyến công tác của du khách với nghỉ mát tại Cửa Lò.