, mà công việc này đều do các chủ thuyền đảm nhiệm.
Để làm nước mắm, khâu đầu tiên là chọn cá. Cá để ướp nước mắm phải là cá nục hoặc cá thu, cá nục có nhiều đạm hơn. Sau đó cho vào thùng đóng bằng gỗ vàng tâm có nẹp đai thật chặt để ủ. Nếu cá còn tươi thì ướp 5 đấu cá, 1 đấu muối, nếu cá đã ướp ngoài biển thì muối ít hơn. Cá được ủ từ 9 đến 12 tháng, bao giờ cá thành chợp, ngấu đến độ cuối cùng thì được dùng. Để nước mắm thêm thơm ngon, ngư dân pha chế nước mắm với thính làm bằng gạo hoặc đậu rang và mật mía, thắng đặc rồi đổ nước cho thêm muối vào quấy đều, lóng lấy nước rồi đem nấu nước mắm.
Nước mắm Cửa Lò, loại đặc biệt được để lâu, có ngâm vừng vàng (thêm chất béo) dùng chống rét cho người đi biển mùa đông, tăng thêm sức khoẻ cho thợ lặn, làm thuốc trị bệnh đau bụng gió, bụng bão. Trong mâm cơm, có chút nước mắm đầu nõ(còn gọi là nước mắm cốt), mùi thơm nức mũi, gắp miếng thịt 3 chỉ chấm vào, miếng thịt cong lại, chấm xôi vào ăn ngon muốn ăn mãi. Biếu ai một chai nước mắm Cửa Lò, họ quý hơn vài ba con cá thu hay dăm cân thịt lợn nạc. Nước mắm Cửa Lò bán ở đâu, các bà nội trợ cũng thích mua, vì không những chấm dưa, chấm rau ngon hơn mà kho cá, thịt cũng trội mùi. Nhờ có nghề làm nước mắm mà cư dân Cửa Lò có cuộc sống ổn định và ngày càng trở nêm khá giả. Để phát huy nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, hiện nay nghề nước mắm Cửa Lò đang được quy hoạch thành làng nghề, hợp tác xã để xây dựng thương hiệu nước mắn Cửa Lò trở thành một sản phẩm đặc trưng của văn hoá ẩm thực miền biển xứ Nghệ.