Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò

Đăng ngày 27/03/2014

I. TIỀM NĂNG VÀ YÊU CẦU TRƯỚC MẮT

Mọi người đều thừa nhận rằng, thiên nhiên đã giành cho thị xã Cửa Lò một bãi biển ưu việt không chỉ có bãi cát, làn nước trong xanh, trong từ mép bờ trong ra, trong cả sáng lẫn chiều, gió Nồm mát rượi, nằm khép giữa hai sông, đó là Cửa Lò và Cửa Hội. Gần đó là dãy núi Rồng chạy từ cầu Cấm xuống Cửa Lò mà núi Voi, núi Cờ, núi Mão, núi Gươm còn đang vang dội khí thế anh linh, bất khuất của Cương quốc công Nguyễn Xí, và lèn Thạch Động với những hòn đá nhấp nhô cao thấp trông như ông đồ đang dạy học, nhưng vẫn thể hiện hiếu học của ông Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du ở làng Đặng Điền. Đời bấy giờ có câu đối:

Cương quốc hùng tâm sơn hữu kiếm

Đặng Điền kỳ cốt thạch vi nhân.

Dịch:

Cương quốc tâm hùng sơn hóa kiếm

Đặng Điền xương lạ đá nên người

Rồi bên kia Cửa Hội là Hồng Lĩnh 99 ngọn với thi hào Nguyễn Du, nhà doanh điền Nguyễn Công Trứ và thánh địa Lý Tảo Ao. Ngay trước thị xã Cửa Lò là hòn Ngư, hòn Mắt… với bao tàu lớn, tàu nhỏ qua lại và hàng trăm con thuyền đánh cá nhấp nhô.

Thắng cảnh ấy bấy lâu đã làm vừa lòng khách du lịch gần xa. Nay mai những đền Sát Hải, đền Tam Tòa, đền Chánh Vị (nằm ở Cửa Hội), đền Vạn Lộc, đền Yên Lương, đền Thu Lũng, đền Kim Ô, đền Văn Trung…(nằm ở Cửa Lò) được tu sửa, nâng cấp hay xây dựng lại, thì đó cũng là nguồn tiềm năng du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách.

Thiên nhiên trường tồn, vĩ đại và bao la, bàn tay tô điểm của con người qua hàng trăm thế kỷ, thì đến nay, thị xã Cửa Lò bao công trình kiến trúc, cái do thời gian, cái do chiến tranh, cái do chúng ta đã phá mất nhiều rồi. Cái mới làm nên, nhanh đó, thẳng hàng lối đó, nhưng chưa có cái nào đặc sắc, độc đáo, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc và trạng thái văn hóa địa phương.

Mà thị xã Cửa Lò, ngoài khu du lịch, khu nghỉ mát tắm biển còn là một cảng thị. Đất nước nói chung, Nghệ An nói riêng đang nằm trong thời cơ vàng của hội nhập và trước mắt là hội nhập WTO, của phát triển. Con người thị xã Cửa Lò không thể là con người nông dân sống tự cung tự cấp bằng kinh tế nông nghiệp ở nông thôn mà phải bằng kinh tế thị dân. Kinh tế thị dân có thể là công nghiệp, thương nghiệp hay dịch vụ… Dù sống bằng nghề gì đi nữa thì cũng phải tiếp cận với khách hàng, với người ở các địa phương khác trong toàn quốc và với người nước ngoài. Thị xã Cửa Lò đã đổi mới, và bây giờ phải đổi mới hơn nữa.

II. ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Khu du lịch Cửa Lò này muốn phát triển bền vững, theo tôi cần mấy việc sau:

1. Xây dựng văn hóa thị dân ở đô thị cảng Cửa Lò

Văn hóa thị dân là gì và giáo dục xây dựng cho người dân vốn quen nếp sống văn hóa nông thôn hằng trăm nay như thế nào để nhanh chóng có nếp sống văn hóa thị dân, đó là cả một vấn đề. Thử xem Pi-e đại đế của Nga và “trưởng giả học làm sang” của Mo-li-e thì rõ, vừa có biện pháp áp đặt, vừa có biện pháp hô hào, động viên lại có lối tự học, bắt chước, tự bồi dưỡng thường xuyên. Có lẽ điều quan trọng là lối ứng xử qua giao tiếp sao cho có văn hóa, trong đó bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, hình dung, trang phục,…Điều sâu sắc hơn là phải có học vấn nhất là ngoại ngữ; có học vấn đến một mức độ nào đó mới đủ sức tìm hiểu, lĩnh hội phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà trước đây ở các đô thị có một tầng lớp người có lối sống thị dân mà người ta gọi là tiểu tử sản, mà thực ra đó chỉ là những tiểu thị dân.

Còn trong thực tế, lối sống của đồng bào ở thị xã Cửa Lò này làm sao thì ta đã biết, từ ăn nói đến hành vi ứng xử trong giao tiếp còn lôm côm lắm, chưa nói đến các lĩnh vực văn hóa khác, cho nên vấn đề xây dựng văn hóa thị dân cho công dân ở đô thị du lịch Cửa Lò, có cảng Cửa Lò là quan trọng, đành rằng không phải ngày một ngày hai mà phải lâu dài

2. Trong quy hoạch kiến trúc xây dựng thị xã Cửa Lò, ngoài những bãi tắm, đường phố, khách sạn, nhà hàng, công sở, công viên,…nên có một khu bảo tồn những kiểu nhà từ nhà tranh cột chôn nhỏ như cái trứng đến các kiểu nhà khác nhau như hạ chạn, xóc nách, chữ đinh, ba lòng, tứ trụ, (tam oai, nhị oai) tiền bong hậu bẩn, tiền trụ hậu lẩm….khu này rộng hẹp như thế nào tùy ý đồ các nhà lãnh đạo và các nhà quy hoạch kiến trúc; song các kiểu nhà, các tiện nghi trong nhà, khuôn viên cái nhà,… phải đúng là nhân dân thị xã Cửa Lò. Theo tôi biết, nó có khác với các kiểu nhà khác ở các vùng khác ngay trong xứ Nghệ. Trên bãi cát ven biển này, những người ăn sóng nói gió đã thường xuyên phải đối mặt với sóng to gió lớn, gian khổ đã nhiều, chắt chiu từng bữa nhưng được quê hương dô thị hóa, trên mảnh đất này, lại không còn bóng dáng gì của những ngày hôm qua ở mặt văn hóa vật thể hay sao? Đi một số nước, tôi đều được tham quan nhưng khu bảo tồn như vậy. Đó là khu bảo tàng tự nhiêu nhưng đó cũng là lịch sử, xã hội với kiến trúc cổ truyền, những tiện nghi cổ truyền, những dụng cụ cổ truyền, những trang trí nội thất, ngoại thất cổ truyền, phong tục cổ truyền, y phục cổ truyền, ẩm thực cổ truyền, trang sức cổ truyền, với những cây cối hoa quả cổ truyền và cả lối ứng xử bằng ngôn ngữ cổ truyền…Khu bảo tồn ấy được như vậy rất hấp dẫn khách thăm quan, khách du lịch.

Trước mắt chúng ta, mươi năm nữa, trong cảnh quan thiên nhiên cũng như xã hội, trong con người và cả trong tâm thức của chúng ta sẽ không cảm thấy thiếu thốn khu bảo tồn đó. Nhưng sau này khi các phường Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Tân, Nghi Thủy và cả Nghi Thu, Nghi Hương đều được đô thị hóa với các đường phố dọc ngang, ô lớn ô nhỏ, với các kiểu nhà kiến trúc, xây dựng như ở phường Thu Thủy thì những kiểu nhà kiến trúc cổ truyền của cha ông, có lẽ chỉ còn trong truyền thuyết, trong văn hóa phi vật thể.

3. Để khu du lịch Cửa Lò phát triển bền vững, ở Thị xã Của Lò cần phải có những kiến trúc tâm linh, có thể là kiến trúc thuộc tín ngưỡng dân gian hay kiến trúc về tín ngưỡng tôn giáo. Nói đến các kiến trúc này, một số người theo thuyết di vật dở hơi cho đó là cơ sở mê tín dị đoan. Nhiều nhà khoa học và cả tôi nữa, xin nói rằng, có trời mới biết được, đâu là mê tin dị đoan, đâu là tín ngưỡng tâm linh nghiêm túc. Ở đây tôi không nói đến những người buôn bán thần thánh, những người thương mại hóa các đấng tiên linh ngay cả anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn hay các tổ sư tôn giáo khi Lão Tử, Đức Phật Thích Ca. Họ đã lợi dụng những cơ sở kiến trúc tín ngưỡng tâm linh để hành nghề. Loại người đó không phải bây giờ chúng ta lên án, mà trước đây nhân loại, những bậc thức giả đã đả kích, bài trừ, thậm chí trừng phạt.

Trên thế giới, nước nào nơi đâu cũng có kiến thức tâm linh, văn hóa tâm linh. Đi du lịch nước ngoài, họ dẫn chúng ta thăm quan toàn những danh thắng, những kiến trúc nghệ thuật lâu đời có dấu vết lịch sử, có tín ngưỡng tâm linh, văn hóa tâm linh, ít thăm quan phố xá mà có thăm quan cũng là phố xá cổ.

Khách đến thị xã Cửa Lò, đi thăm các di tích lịch sử và danh thắng ở Vinh, Kim Liên, đền thờ Mai Hắc Đế, đền Cuông, Khu lưu niệm Nguyễn Du,… ở xa hàng chục cây số. Nhưng tại sao chúng ta không tạo cho khách thăm các di tích, các kiến trúc tâm linh ở địa bàn Cửa Lò hay phụ cận Cửa Lò. Ở đây hiện có nhà thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, Chùa Vạn Lộc và mới xây một ngôi chùa ở Hòn Ngư. Nhưng chưa đủ, thật chưa đủ. Bên cạnh sự trùng tu, nâng cấp các kiến trúc còn lại, lãnh đạo thị xã Cửa Lò cần tìm hiểu những kiến trúc tâm linh trước đây ở mảnh đất này. Theo tôi biết thì nhiều lắm, nhưng nay chỉ còn trong văn hóa vô thể. Lãnh đạo nên xem trong những kiến trúc đó, kiến trúc nào quan trọng, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong nhân dân thì nên cho xây dựng lại thật dàng hoàng, nguy nga, tôn nghiêm và có tính chất cổ kính của nó. Các kiến trúc tâm linh đồ sộ, mỹ thuật này hấp dẫn khách du lịch nhiều lắm. Khách đến thị xã Cửa Lò, không mấy người đi thuyền vượt biển ra cái chùa ở Hòn Ngư để thắp hương niệm phật. Theo tôi nên xây dựng lại đền Tam Tòa thờ Lý Nhật Quang, một đền lớn ở Cửa Hội. Từ thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông trong lần nam chinh vào năm 1470 đã ghé thuyền vào thăm đền này. Nhà vua đã để lại bài thơ, trong đó có hai câu:

Ba tòa u nhã đền thiêng lạ,

Đảo cá lô nhô, biếc phủ dài

(Nguyên văn chữ Hán bản dịch)

Sau đền Tam Tòa là đến Chánh Vị, nhưng đền Chánh Vị ở xã Nghi Xuân không nằm trong khu vực thị xã Cửa Lò. Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò trên là mấy suy nghĩ, mấy đề xuất của tôi. Ngoài ra tôi không nghĩ rằng ở đây cần phải có gì thật đặc biệt, đặc biệt không có nghĩa như đặc sản biển với cá, tôm, cua, mực, ghẹ mà ở đâu cũng có, đặc biệt có nghĩa là chỉ ở Cưa Lò mới có như:

– Những cửa hàng ăn với cách chế biến đặc biệt

– Những khách sạn với những phòng nghỉ đặc biệt

– Những đồ lưu niệm đặc biệt

– Những bánh quà đặc biệt

– Những sách báo đặc biệt

– V.v…

Chứ còn tắm thì bãi biển nào cũng tắm được, thức ăn cho ngon và no thì ở đâu ăn chẳng được, hàng hóa thì ở đâu mua chẳng được. Tôi xin nói lại, đặc biệt là chỉ ở Cửa Lò mới có và chỉ có người Cửa Lò mới làm được. Có thể khu du lịch Cửa Lò không những phát triển bền vững mà còn phồn vinh, phồn vinh không chỉ mùa hè mà cả mùa thu, mùa đông.

.
Theo: PGS Ninh Viết Giao-Nhà nghiên cứu văn hoá

 

Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò

Đăng ngày

I. TIỀM NĂNG VÀ YÊU CẦU TRƯỚC MẮT

Mọi người đều thừa nhận rằng, thiên nhiên đã giành cho thị xã Cửa Lò một bãi biển ưu việt không chỉ có bãi cát, làn nước trong xanh, trong từ mép bờ trong ra, trong cả sáng lẫn chiều, gió Nồm mát rượi, nằm khép giữa hai sông, đó là Cửa Lò và Cửa Hội. Gần đó là dãy núi Rồng chạy từ cầu Cấm xuống Cửa Lò mà núi Voi, núi Cờ, núi Mão, núi Gươm còn đang vang dội khí thế anh linh, bất khuất của Cương quốc công Nguyễn Xí, và lèn Thạch Động với những hòn đá nhấp nhô cao thấp trông như ông đồ đang dạy học, nhưng vẫn thể hiện hiếu học của ông Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du ở làng Đặng Điền. Đời bấy giờ có câu đối:

Cương quốc hùng tâm sơn hữu kiếm

Đặng Điền kỳ cốt thạch vi nhân.

Dịch:

Cương quốc tâm hùng sơn hóa kiếm

Đặng Điền xương lạ đá nên người

Rồi bên kia Cửa Hội là Hồng Lĩnh 99 ngọn với thi hào Nguyễn Du, nhà doanh điền Nguyễn Công Trứ và thánh địa Lý Tảo Ao. Ngay trước thị xã Cửa Lò là hòn Ngư, hòn Mắt… với bao tàu lớn, tàu nhỏ qua lại và hàng trăm con thuyền đánh cá nhấp nhô.

Thắng cảnh ấy bấy lâu đã làm vừa lòng khách du lịch gần xa. Nay mai những đền Sát Hải, đền Tam Tòa, đền Chánh Vị (nằm ở Cửa Hội), đền Vạn Lộc, đền Yên Lương, đền Thu Lũng, đền Kim Ô, đền Văn Trung…(nằm ở Cửa Lò) được tu sửa, nâng cấp hay xây dựng lại, thì đó cũng là nguồn tiềm năng du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách.

Thiên nhiên trường tồn, vĩ đại và bao la, bàn tay tô điểm của con người qua hàng trăm thế kỷ, thì đến nay, thị xã Cửa Lò bao công trình kiến trúc, cái do thời gian, cái do chiến tranh, cái do chúng ta đã phá mất nhiều rồi. Cái mới làm nên, nhanh đó, thẳng hàng lối đó, nhưng chưa có cái nào đặc sắc, độc đáo, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc và trạng thái văn hóa địa phương.

Mà thị xã Cửa Lò, ngoài khu du lịch, khu nghỉ mát tắm biển còn là một cảng thị. Đất nước nói chung, Nghệ An nói riêng đang nằm trong thời cơ vàng của hội nhập và trước mắt là hội nhập WTO, của phát triển. Con người thị xã Cửa Lò không thể là con người nông dân sống tự cung tự cấp bằng kinh tế nông nghiệp ở nông thôn mà phải bằng kinh tế thị dân. Kinh tế thị dân có thể là công nghiệp, thương nghiệp hay dịch vụ… Dù sống bằng nghề gì đi nữa thì cũng phải tiếp cận với khách hàng, với người ở các địa phương khác trong toàn quốc và với người nước ngoài. Thị xã Cửa Lò đã đổi mới, và bây giờ phải đổi mới hơn nữa.

II. ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Khu du lịch Cửa Lò này muốn phát triển bền vững, theo tôi cần mấy việc sau:

1. Xây dựng văn hóa thị dân ở đô thị cảng Cửa Lò

Văn hóa thị dân là gì và giáo dục xây dựng cho người dân vốn quen nếp sống văn hóa nông thôn hằng trăm nay như thế nào để nhanh chóng có nếp sống văn hóa thị dân, đó là cả một vấn đề. Thử xem Pi-e đại đế của Nga và “trưởng giả học làm sang” của Mo-li-e thì rõ, vừa có biện pháp áp đặt, vừa có biện pháp hô hào, động viên lại có lối tự học, bắt chước, tự bồi dưỡng thường xuyên. Có lẽ điều quan trọng là lối ứng xử qua giao tiếp sao cho có văn hóa, trong đó bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, hình dung, trang phục,…Điều sâu sắc hơn là phải có học vấn nhất là ngoại ngữ; có học vấn đến một mức độ nào đó mới đủ sức tìm hiểu, lĩnh hội phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà trước đây ở các đô thị có một tầng lớp người có lối sống thị dân mà người ta gọi là tiểu tử sản, mà thực ra đó chỉ là những tiểu thị dân.

Còn trong thực tế, lối sống của đồng bào ở thị xã Cửa Lò này làm sao thì ta đã biết, từ ăn nói đến hành vi ứng xử trong giao tiếp còn lôm côm lắm, chưa nói đến các lĩnh vực văn hóa khác, cho nên vấn đề xây dựng văn hóa thị dân cho công dân ở đô thị du lịch Cửa Lò, có cảng Cửa Lò là quan trọng, đành rằng không phải ngày một ngày hai mà phải lâu dài

2. Trong quy hoạch kiến trúc xây dựng thị xã Cửa Lò, ngoài những bãi tắm, đường phố, khách sạn, nhà hàng, công sở, công viên,…nên có một khu bảo tồn những kiểu nhà từ nhà tranh cột chôn nhỏ như cái trứng đến các kiểu nhà khác nhau như hạ chạn, xóc nách, chữ đinh, ba lòng, tứ trụ, (tam oai, nhị oai) tiền bong hậu bẩn, tiền trụ hậu lẩm….khu này rộng hẹp như thế nào tùy ý đồ các nhà lãnh đạo và các nhà quy hoạch kiến trúc; song các kiểu nhà, các tiện nghi trong nhà, khuôn viên cái nhà,… phải đúng là nhân dân thị xã Cửa Lò. Theo tôi biết, nó có khác với các kiểu nhà khác ở các vùng khác ngay trong xứ Nghệ. Trên bãi cát ven biển này, những người ăn sóng nói gió đã thường xuyên phải đối mặt với sóng to gió lớn, gian khổ đã nhiều, chắt chiu từng bữa nhưng được quê hương dô thị hóa, trên mảnh đất này, lại không còn bóng dáng gì của những ngày hôm qua ở mặt văn hóa vật thể hay sao? Đi một số nước, tôi đều được tham quan nhưng khu bảo tồn như vậy. Đó là khu bảo tàng tự nhiêu nhưng đó cũng là lịch sử, xã hội với kiến trúc cổ truyền, những tiện nghi cổ truyền, những dụng cụ cổ truyền, những trang trí nội thất, ngoại thất cổ truyền, phong tục cổ truyền, y phục cổ truyền, ẩm thực cổ truyền, trang sức cổ truyền, với những cây cối hoa quả cổ truyền và cả lối ứng xử bằng ngôn ngữ cổ truyền…Khu bảo tồn ấy được như vậy rất hấp dẫn khách thăm quan, khách du lịch.

Trước mắt chúng ta, mươi năm nữa, trong cảnh quan thiên nhiên cũng như xã hội, trong con người và cả trong tâm thức của chúng ta sẽ không cảm thấy thiếu thốn khu bảo tồn đó. Nhưng sau này khi các phường Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Tân, Nghi Thủy và cả Nghi Thu, Nghi Hương đều được đô thị hóa với các đường phố dọc ngang, ô lớn ô nhỏ, với các kiểu nhà kiến trúc, xây dựng như ở phường Thu Thủy thì những kiểu nhà kiến trúc cổ truyền của cha ông, có lẽ chỉ còn trong truyền thuyết, trong văn hóa phi vật thể.

3. Để khu du lịch Cửa Lò phát triển bền vững, ở Thị xã Của Lò cần phải có những kiến trúc tâm linh, có thể là kiến trúc thuộc tín ngưỡng dân gian hay kiến trúc về tín ngưỡng tôn giáo. Nói đến các kiến trúc này, một số người theo thuyết di vật dở hơi cho đó là cơ sở mê tín dị đoan. Nhiều nhà khoa học và cả tôi nữa, xin nói rằng, có trời mới biết được, đâu là mê tin dị đoan, đâu là tín ngưỡng tâm linh nghiêm túc. Ở đây tôi không nói đến những người buôn bán thần thánh, những người thương mại hóa các đấng tiên linh ngay cả anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn hay các tổ sư tôn giáo khi Lão Tử, Đức Phật Thích Ca. Họ đã lợi dụng những cơ sở kiến trúc tín ngưỡng tâm linh để hành nghề. Loại người đó không phải bây giờ chúng ta lên án, mà trước đây nhân loại, những bậc thức giả đã đả kích, bài trừ, thậm chí trừng phạt.

Trên thế giới, nước nào nơi đâu cũng có kiến thức tâm linh, văn hóa tâm linh. Đi du lịch nước ngoài, họ dẫn chúng ta thăm quan toàn những danh thắng, những kiến trúc nghệ thuật lâu đời có dấu vết lịch sử, có tín ngưỡng tâm linh, văn hóa tâm linh, ít thăm quan phố xá mà có thăm quan cũng là phố xá cổ.

Khách đến thị xã Cửa Lò, đi thăm các di tích lịch sử và danh thắng ở Vinh, Kim Liên, đền thờ Mai Hắc Đế, đền Cuông, Khu lưu niệm Nguyễn Du,… ở xa hàng chục cây số. Nhưng tại sao chúng ta không tạo cho khách thăm các di tích, các kiến trúc tâm linh ở địa bàn Cửa Lò hay phụ cận Cửa Lò. Ở đây hiện có nhà thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, Chùa Vạn Lộc và mới xây một ngôi chùa ở Hòn Ngư. Nhưng chưa đủ, thật chưa đủ. Bên cạnh sự trùng tu, nâng cấp các kiến trúc còn lại, lãnh đạo thị xã Cửa Lò cần tìm hiểu những kiến trúc tâm linh trước đây ở mảnh đất này. Theo tôi biết thì nhiều lắm, nhưng nay chỉ còn trong văn hóa vô thể. Lãnh đạo nên xem trong những kiến trúc đó, kiến trúc nào quan trọng, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong nhân dân thì nên cho xây dựng lại thật dàng hoàng, nguy nga, tôn nghiêm và có tính chất cổ kính của nó. Các kiến trúc tâm linh đồ sộ, mỹ thuật này hấp dẫn khách du lịch nhiều lắm. Khách đến thị xã Cửa Lò, không mấy người đi thuyền vượt biển ra cái chùa ở Hòn Ngư để thắp hương niệm phật. Theo tôi nên xây dựng lại đền Tam Tòa thờ Lý Nhật Quang, một đền lớn ở Cửa Hội. Từ thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông trong lần nam chinh vào năm 1470 đã ghé thuyền vào thăm đền này. Nhà vua đã để lại bài thơ, trong đó có hai câu:

Ba tòa u nhã đền thiêng lạ,

Đảo cá lô nhô, biếc phủ dài

(Nguyên văn chữ Hán bản dịch)

Sau đền Tam Tòa là đến Chánh Vị, nhưng đền Chánh Vị ở xã Nghi Xuân không nằm trong khu vực thị xã Cửa Lò. Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò trên là mấy suy nghĩ, mấy đề xuất của tôi. Ngoài ra tôi không nghĩ rằng ở đây cần phải có gì thật đặc biệt, đặc biệt không có nghĩa như đặc sản biển với cá, tôm, cua, mực, ghẹ mà ở đâu cũng có, đặc biệt có nghĩa là chỉ ở Cưa Lò mới có như:

– Những cửa hàng ăn với cách chế biến đặc biệt

– Những khách sạn với những phòng nghỉ đặc biệt

– Những đồ lưu niệm đặc biệt

– Những bánh quà đặc biệt

– Những sách báo đặc biệt

– V.v…

Chứ còn tắm thì bãi biển nào cũng tắm được, thức ăn cho ngon và no thì ở đâu ăn chẳng được, hàng hóa thì ở đâu mua chẳng được. Tôi xin nói lại, đặc biệt là chỉ ở Cửa Lò mới có và chỉ có người Cửa Lò mới làm được. Có thể khu du lịch Cửa Lò không những phát triển bền vững mà còn phồn vinh, phồn vinh không chỉ mùa hè mà cả mùa thu, mùa đông.

.
Theo: PGS Ninh Viết Giao-Nhà nghiên cứu văn hoá