Cửa Lò hướng tới Đô thị loại 3

Đăng ngày 20/03/2014

 

Cách đây trên 5 trăm năm, Thái uý Nguyễn Sư Hồi đã từng chọn vùng đất Vạn Lộc để xây dựng đại bản doanh và phát triển vùng đất này trở thành 1 nơi trù phú. Năm 1493, Làng Vạn Lộc từng được biết đến với cái tên là xã Hải Ngung.

Năm 1884, vùng TX. Cửa Lò ngày nay nằm trong tổng Thượng Xá với các Làng Tân Lộc, Vạn Lộc( Nghi Tân), Yên Lương, Mai Bảng, Mai Lĩnh, Yên Trạch( Nghi Thuỷ), Thu Lũng( Nghi Thu), Vân Trung, Đồng Quan, Kim ổ, Thiêm Lộc ( Nghi Hương) và 1 phần tổng Đặng Xá( Làng Song Lộc, nay là Nghi Hải, Nghi Hoà).

Ngày 05 / 06 / 1907, Thừa lệnh toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ đã ký ban hành quyết định: Bất cứ người nào được nhận quyền sử dụng đất sẻ được xây dựng nhà ở bãi biển Cửa Lò. Căn cứ vào quyết định đó, chính quyền bảo hộ Pháp đã cho mở mang đường sá, xây dựng 1 số công trình công cộng và vùng đất này đã thật sự được mang tên Trung tâm đô thị Cửa Lò vào năm 1943. Trên Đảo Lan Châu, TX. Cửa Lò hiện nay vẫn còn dấu tích khu nghỉ mát mà Vua Bảo Đại đã cho xây dựng. Hàng năm nhà Vua thường đến đây nghỉ ngơi, thưởng ngoãn cảnh trí ở đây. Còn phía sau chợ Hôm, Phường Nghi Thuỷ ngày nay vẫn còn dấu tích của 1 toà nhà điễu dưỡng do Pháp xây dựng.

Để định hướng cho Cửa Lò ngày nay đi theo hướng xây dựng thị xã Cửa Lò trở thành đô thi du lịch biển vào năm 2015, UBND Tỉnh đã cho phép Cửa Lò lấy ngày 5/6/2007 tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm du lịch Cửa Lò.

Sau cách mạng tháng 8 -1945, Chỉnh phủ ra quyết định bãi bỏ cấp tổng, các đơn vị hành chính là cấp phủ được đổi thành cấp huyện. Từ tháng 2/1946, vùng TX. Cửa Lò ngày nay nằm trong các xã Long Châu, Hiểu Hạp, Thuận Hợp, Ngư Phong/ Từ tháng 4/1947, vùng đất này năm trong 2 xã Hợp Châu và Ngư Hải. Tháng 4/1954, xã Hợp Châu được chia thành 5 xã: Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Thạch. Xã Ngư Hải được chia thành 4 xã: Nghi Hải, Nghi Hoà, Nghi Xuân, Nghi Phong. Đến tháng 9.1955, xã Nghi Thuỷ được thành lập( Gòm 2 thôn Yên Trạch, Mai Lĩnh của xã Nghi Thu được tách ra).

Ngày 4/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 37-HĐBT thành lập Thị trấn Cửa Lò( thị trấn cảng và du lịch), trên cơ sở diện tích, dân số của 2 xã Nghi Tân và Nghi Thuỷ cùng 82 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.

Ngày 29/8/1994, Chỉnh phủ ra Nghị định số 113-CP thành lập Thị xã Cửa Lò trên cơ sở Thị trấn Cửa Lò và các xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải: và 1 phần của xã Nghi Quang huyện Nghi Lộc. Theo Nghị định này thì ban đầu TX. Cửa Lò có diện tích tự nhiên là 2.812,18 ha, 37712 nhân khẩu, bao gồm 5 Phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hoà, Nghi Hải và 2 xã Nghi Hương và Nghi Thu.

TX. Cửa Lò là vùng đất nằm ở toạ độ từ 18 độ 45’ đến 18 độ 50 ‘ vị độ bắc và từ 105độ 42’ đến 105 độ 45’ kinh độ đông, cách thành phố Vinh 20 Km về phía Đông bắc; Phía Bắc và Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc; Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân( tỉnh Hà Tĩnh) ; Phía Đông giáp Biển Đông.

Đặc biệt ở 2 đầu bắc, nam Thị xã giáp 2 con sông lớn mà người dân địa phương vẫn quen gọi là 2 Cửa Lạch: Lạch Lò và Lạch Hội. Sông Cấm: Lạch Lò ở phía Bắc đổ ra Cửa Lò và sông Lam( Lạch Hội) ở Phía nam đổ ra Cửa Hội. Hai cửa biển này có vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và kinh tế của quốc gia.

Vị trí địa lý- Diện tích tự nhiên- Tổ chức hành chính:

TX. Cửa Lò có bờ biển dài 10,2 Km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng, lộng gió, nước biển có độ mặn vừa phải, trung bình 3,4-3,5 %; khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp, là nơi thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

Xung quanh Cửa Lò hiện có nhiều núi đá. Mỗi hòn có 1 dáng vẻ và sự tích riêng. Nhân dân địa phương đã đặt tên cho các hòn núi này gắn liền với những giai thoại, chiến công của các bậc tiền nhân: Núi Voi, núi Rồng, núi Gươm, núi Trống, núi Mão, núi Cờ, đào Lan Châu..

Đảo Ngư cách bờ biển khoảng 4 Km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu xung quanh đào là từ 8m đến 12 m. Đào Ngư có 2 đỉnh. Đỉnh thấp là 88m và đỉnh cao là 133m. Hiện nay, TX. Cửa Lò đã cho phục dựng Chùa Ngư trên Đào Ngư. Đây là 1 điểm du lịch hấp dẫn ở Cửa Lò. Trong tương lai, Đảo Ngư sẻ được xây dựng thành 1 Đảo du lịch.

Đảo Mắt cách bờ biển khoảng 18 Km, diện tích 300 ha. Đảo Mắt có độ cao 218 m, độ sâu xung quanh Đảo trung bình 24 m. Trên Đảo Mắt hiện nay có 1 hệ động thực vật khá phong phú.

Ngoài vị trí chiến lược quan trọng về Quốc phòng an ninh, ngày nay, Đảo Ngư và Đảo Mắt còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch dịch vụ.

Theo Nghị định số 113-CP, Ngày 29/8/1994 của Chỉnh phủ thì Thị xã Cửa Lò khi mới thành lập có diện tích tự nhiên là 2.812,18 ha. Tuy nhiên, ngày 9.12.1999, UBND Tỉnh đã có quyết định số 4261/QĐ-UB điều chỉnh quy hoạch chung với diện tích tự nhiên là 3.916,9 ha trong đó đất xây dựng đô thị là 1.511,3 ha.

TX. Cửa Lò có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 5 phường bao gồm: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Hải và Nghi Hoà. 2 xã gồm Nghi Hương và Nghi Thu. Hiện nay, Cửa Lò đang chờ quyết định của Tỉnh về việc sáp nhập thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc vào Cửa Lò là: Nghi Xuân, Nghi Thạch, Nghi Khánh và Nghi Hợp. Nếu 4 xã này được sáp nhập, diện tích Cửa Lò sẻ được nâng lên 49,52 km2.

Tính chất- chức năng đô thị:

Ngay từ đầu thể kỷ XX, người Pháp đã cho mở mang đường sá, xây dựng các công trình công cộng với mục đích xây dựng nơi đây trở thành 1 trung tâm hành chính của vùng.

Nhận thấy tiềm năng của vùng đất này, ngày 4/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 37-HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò- Thị trấn cảng và du lịch. Đây là Thị trấn thứ 2 của huyện Nghi Lộc thời ấy sau thị trấn Quán Hành. Như vậy, Cửa Lò đã thật sự trở thành 1 trung tâm thương mại, du lịch của cả huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An trong suốt gần 10 năm.

Bên cạnh những ngành dịch vụ, Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp thì các ngành vận tải, bốc dỡ hành hoá, ngân hàng và sản xuất nông-ngư nghiệp cũng rất phát triển đa dạng. Xí nghiệp xếp dỡ Cảng Cửa Lò là 1 điển hình. Chỉ tính riêng trong năm 2007, sản lượng hàng hoá thông qua Cảng đạt trên 1,1 trịêu tấn, hiệu quả kinh doanh có lãi 750 triệu đồng, thu nhập bình quân người lao động 1.750 ngàn đồng/người/tháng. Trên cơ sở khai thác có hiệu quả các phương tiện thiết bị kỹ thuật, bằng nguồn vốn tự có, hiện nay Cảng đang tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng để nâng cấp các hạng mục công trình, nhằm khai thác tốt hơn việc xếp dỡ hàng hoá. Đồng thời phối hợp với các lực lượng liên quan đảm bảo tốt an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các chủ hàng, chủ tàu ra vào Cảng một cách thuận lợi, an toàn. Trên lĩnh vực dịch vụ tài chính, tiền tệ, đến nay, trên địa bàn Thị xã Cửa Lò đã quy tụ được những Ngân hàng có uy tín. Ngân hàng công thương Cửa Lò, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thương, Ngân hàng đồng bằng Sông Cửư Long, Ngân hàng chính sách xã hội với 4 quỹ tín dụng phường xã đã thực sự là nơi luân chuyển nguồn vốn cho các doanh nghiệp và nhân dân phát triển kinh tế. Từ các nguồn vay ưu đại, kịp thời của các tổ chức tài chính, tín dụng nói trên, mỗi năm Cửa Lò đã có khoảng 1 ngàn người được đi xuất khẩu lao động. Riêng ngành nông-ngư nghiệp ở Cửa Lò đã được đầu tư đúng mức nên đến nay năng suất, sản lượng và hiệu quả đem lại khá lớn và duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của Thị xã. Giá trị sản xuất của ngành này năm 1995 chỉ có 39,1 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 55 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân chung của 12 năm từ 1996-2007 là 3 %/ năm. Riêng lĩnh vực chăn nuôi, Cửa Lò là đơn vị đầu tiên ở Nghệ An thành lập được hiệp hội nuôi cá lóc. Chính vì nuôi cá lóc cao sản đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đến nay toàn Thị xã Cửa Lò đã có 79 hộ đầu tư vốn vào nghề này với tổng diện tích bể nuôi gần 7200m2 và từ đầu năm đến nay bà con đã thả hơn 4 trăm ngàn con cá giống. Riêng gia đình ông Nguyễn Long Vân ở khối Hải Bằng 1, phường Nghi Hoà nuôi hơn 3 vạn con. Dự kiến nguồn thu từ bán cá lóc của gia đình ông trong năm nay đạt hơn 500 triệu đồng.

Chủ động mời gọi đầu tư là 1 đặc tính rất năng động của TX. Cửa Lò trong những năm qua. Ngoài các dự án trên lĩnh vực dịch vụ du lịch nói trên thì trên địa bàn Cửa Lò hiện có nhiều dự án sản xuất lớn đã đi vào hoạt động. Đây là những cơ sở sản xuất lớn đã đóng góp lớn vào ngân sách hàng năm của địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 1 bộ phần người lao động. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ở Thị xã Cửa Lò phảo kể đến đầu tiên là các Nhà máy sữa Nghệ An, Công ty Sell Bicumi, Kho và nhà máy chiết nạp khí đốt hoá lỏng Cửa Lò thuộc Công ty cổ phần dầu khí Sài Gòn- Nghệ An.

Nhà máy sữa Nghệ an xây dựng trên địa bàn xã Nghi Thu, TX. Cửa Lò hiện có gần 100 CBCNV do Tổng công ty cổ phần sữa Việt Nam đầu tư gần 100 tỷ đồng. Đây là Nhà máy thứ 8 trong tổng số các nhà máy chế biến của Tổng công ty CP Sữa Việt Nam. Nhà máy Sữa Nghệ An có công suất chế biến là 30 triệu lít/ năm, trong đó có 23 triệu lít sữa tươi tiệt trùng và nước trái cây, sữa chua uống tiệt trùng; 7 triệu lít sữa chua, với giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm khoảng 2 trăm tỷ đồng, doanh thu khoảng 3 trăm tỷ đồng, sản phẩm chính của Nhà máy là sữa tươi, sữa chua và nước trái cây. Nhà máy được xây dựng trên quy mô công nghiệp hiện đại với những thiết bị tối tân, hoàn chỉnh của các quốc gia có công nghệ chế biến tân tiến nhất hiện nay như: Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Italia. Nhà máy được trang bị 1 hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Xingapo với công suất xử lý là 500 m3 mỗi ngày. Nhà máy sản xuất các sản phẩm có độ dinh dưỡng cao, hợp vệ sinh, có chất lượng và mẫu mã ngang tàm quốc tế. Việc nhà máy sữa Nghệ an ra đời đã góp phần giải quyết ổn thoả đầu ra cho toàn bộ lượng sữa bò đảm bảo chất lượng của bà con nông dân trong toàn Tỉnh, đồng thời góp phần thúc đẩy khuyến khích việc mạnh giạn đầu tư nuôi bò sữa của bà con nông dân trên địa bàn và vùng lân cận.

Còn Kho và nhà máy chiết nạp khí đốt hoá lỏng Cửa Lò thuộc Công ty cổ phần dầu khí Sài Gòn – Nghệ An. Bình quân mỗi ngày nơi đây thực hiện xuất, nhập hàng trăm Kg khí gas hoá lỏng phục vụ thị trường khu vực Bắc Trung Bộ.

Được hiệp hội nuôi cá lóc- Chính vì nuôi cá lóc cao sản đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đến nay toàn Thị xã Cửa Lò đã có 79 hộ đầu tư vốn vào nghề này với tổng diện tích bể nuôi gần 7200m2 và từ đầu năm đến nay bà con đã thả hơn 4 trăm ngàn con cá giống. Riêng gia đình ông Nguyễn Long Vân ở khối Hải Bằng 1, phường Nghi Hoà nuôi hơn 3 vạn con. Dự kiến nguồn thu từ bán cá lóc của gia đình ông trong năm nay đạt hơn 500 triệu đồng.

Sau ngày TX. Cửa Lò được thành lập: 29/8/1994, nơi đây đã thực sự trở thành đô thị loại 4 và đã phấn đấu để đạt được các tiêu chí của 1 đô thị loại 3. Phát huy lợi thế của 1 thị xã du lịch biển, Cửa Lò đã dần trở thành nơi mời gọi của nhiều dự án lớn trên nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, Giáo dục, Du lịch dịch vụ.. Đến nay, các dự án lớn đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Công ty Shell Bicumi; Công ty Sữa Nghệ An; Công ty Ga hoả lỏng… Đặc biệt, Cửa Lò đã hình thành 1 hệ thống cơ sơ đào tạo dạy nghề có uy tín như: Trường cao đẳng du lịch thương mại, Trường trung cấp du lịch tư thục Miền Trung. Bên cạnh đó Cửa Lò cũng đang có những dự án lớn đang triển khai như: Dự án sân Gol, Dự án Trường ĐH Vạn Xuân, Nhà máy bánh kẹo Tràng An; Dự án Khu trung tâm thương mại..

Từ những cơ sở kinh tế, xã hội nói trên, Cửa Lò đã dần thay dổi theo diện mạo mới, xứng đáng là 1 trung tâm kinh tế- xã hội lớn của Tỉnh Nghệ An.

Sau gần 15 năm thành lập và xây dựng, TX. Cửa Lò đã có những bước phát triển ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 20 %. Riêng giai đoạn 2001-2005, tốc độ phát triển kinh tế của TX Cửa Lò đã đạt đến 20,3 %. Năm 2006 là 19,6 % và năm 2007 là 19,5 %. Các chỉ số tăng trưởng nói trên tương đương mục tiêu tăng trưởng mà Đại hội Đảng bộ Thị xã Cửa Lò Khoá III, Nhiệm kỳ 2005-2010 đã đề ra là 19-19,5 % và có xu thế tăng dần. Năm 2000, GDP đạt 127 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần năm 1995 và bước sang năm 2007 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000. Một điểm đáng mừng là khu vực dịch vụ luôn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế TXCửa Lò. So với năm 1995, GDP năm 2007 tăng 5,7 lần về quy mô, trong đó tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ là 54-55 %, công nghiệp-xây dựng 39-40 %, còn lại 7-8 % là do khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đóng góp. Nếu tỷ lệ đóng góp của TX Cửa Lò cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh là từ 2,7 % năm 2001 lên 6,3 % năm 2007 thì riêng khu vực dịch vụ đối với dịch vụ toàn Tỉnh từ 5,3 % lên 7,9 % trong cùng thời kỳ.

Để có được những kết quả nói trên 1 phần cũng nhờ Thị xã Cửa Lò đã có những chính sách đúng đắn. Một trong những mục tiêu mà Cửa Lò luôn theo đuổi là : Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp và ổn định tình hình trật tự an ninh, an toàn xã hội để các hoạt động du lịch được phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, Cửa Lò đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp công suất cấp nước sạch cho Công ty cấp nước, trang thiết bị hiện đại như máy sàng cát dọc bãi biển, các phương tiện chuyên chở thu gom rác thải cho Công ty cổ phần môi trường.. Đặc biệt, TX. Cửa Lò đã cho xây dựng các công viên ven biển phía Đông đường Bình Minh. Để có được một Cửa Lò với hơn 10 cây số ven biển là rừng phòng hộ nối tiếp công viên với nhiều đường phố rợp bóng cây xanh như hiện nay thì Cửa Lò đã có 1 chính sách thật sáng suốt ngay từ khi vừa thành lập, đó là: Giữ nguyên hiện trạng rừng phi lao ven biển, cải tạo, trồng mới nhiều loại cây cảnh phù hợp với điều kiện ở Cửa Lò. Mặc dầu đang trong thời buổi tấc đất, tấc vàng, nhưng những thế hệ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của thị xã du lịch biển vẫn mạnh dạn đề nghị với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh nhường toàn bộ mặt bằng phía Đông đường Bình Minh đoạn từ đường Ngang số 1 Đảo Lan Châu đến Ngã ba Cửa Hội để trồng cây, thảm cỏ nhằm xây dựng một hệ thống công viên ven biển liên hoàn. Nhận thấy đề xuất của Thị xã Cửa Lò là chính đáng, phù hợp với quy hoạch của 1 đô thị du lịch biển lâu dài, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh đã có quyết định di dời toàn bộ những công trình xây dựng nằm trong khu vực này đến 1 khu vực khác. Đến nay, phần lớn các công trình bê tông, cốt thép vĩnh cửu phía Đông đường Bình Minh của Thị xã Cửa Lò đã được di dời, thay vào đó là 1 màu xanh ngút ngàn của rừng phi lao và các loại cây cảnh. Đặc biệt, đón năm du lịch quốc gia tại Nghệ An 2005, Thị xã đã cho xây dựng thêm 1 công viên ven biển nằm cạnh quảng trường Bình Minh. Đây là 1 công viên liên hoàn được bố trí 1 hệ thống nhà hàng, quán ăn, cây xanh, ghế đá, bể bơi rất được nhiều du khách khen ngợi.

Cùng với kinh tế dịch vụ, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thị xã Cửa Lò cũng có những bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất của ngành này tăng từ 29 tỷ đồng năm 1995 lên 166,2 tỷ đồng năm 2007. Nhịp độ tăng trưởng bình quân trong năm 2001-2007 là 25,6 %. Có được kết quả nói trên là nhờ Cửa Lò đã chú trọng khôi phục 1 số nghề truyền thống như chế biến thuỷ sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng, mây tre đan xuất khẩu.. Trên địa bàn TX hiện nay cũng đã hình thành 1 hệ thống bến bãi và kho đông nhằm phục vụ các dịch vụ nghề cá. Các bến cá ở Nghi Thuỷ, Nghi Hải hiện nay mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu thuyền vào neo đậu để bốc dỡ hàng hải sản và nhập các vật tư, thiết bị, lương thực, thực phẩm để chuẩn bị cho các chuyến đánh bắt hải sản mới

Sau gần 15 thành lập và xây dựng, từ 1 hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là điện- đường-trường – trạm gần như chưa có gì, ngày nay, Cửa Lò đã có 1 hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị tương đối đồng bộ. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2000-2005, toàn thị xã đã xây dựng 115 công trình lớn nhỏ với tổng vốn đầu tư là 628 tỷ đồng. Đặc biệt, Cửa Lò đã trải nhựa hoặc bê tông được trên 100Km đường giao thông nông thôn, mở rộng đường Bình Minh, hoàn thành đường Sào Nam, Nguyễn Sinh Cung, cùng Tỉnh xây dựng mới đường ven sông Lam, đường Nam Cấm…

Để đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và nhân dân được dùng điện, Cửa Lò cũng đã xây dựng đường điện 110 Kw và 35 Kw. Đến nay, 100 % hộ gia đình ở Cửa Lò đã được dùng điện lưới ổn định.

Nhằm chăm sóc sức khoẻ cho nhân và du khách, hiện nay Cửa Lò cũng đã có 1 Bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 3 Trung tầm điều dưỡng lớn của Tỉnh đóng trên địa bàn và 7 Trạm y tế phường xã.

Trên lĩnh vực giáo dục, Cửa Lò cũng đang dần trở thành 1 trung tâm đào tạo nhân lực, dạy nghề. Trên địa bàn TX Cửa Lò hiện đang có 1 Trường cao đẳng, 1 Trường Trung cấp, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Ngoài Trường cao đẳng du lịch Thương mại Nghệ An mỗi năm có hàng trăm lượt sinh viên, học sinh ra trường thì Trường trung cấp tư thục du lịch Miền Trung cũng là 1 cơ sở đào tạo nguồn lao động dịch vụ du lịch có tay nghề đảm bảo. Tính ra, mỗi năm, các cơ sở nói trên đã đào tạo, dạy nghề cho Cửa Lò và các địa phương lân cận khoảng 1 ngàn học viên.Đặc biệt, nếu thuận lợi, năm 2009 tới đây, Trường Đại học công nghệ Vạn Xuân sẻ chiêu sinh khoá đầu tiên. Hiện nay,nhà trường đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực với mục tiêu đào tạo là 6500 sinh viên/ khoá học. Việc các trường Đại học, Cao đẳng về xây dựng và hoạt động ở Cửa Lò không những tăng dân số cơ học cho Thị xã mà còn giúp Cửa Lò sớm thực hiện được vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động trong ngành du lịch và các ngành khoa học khác.

Phải nói rằng, ngay sau khi thành lập Thị xã, Đảng bộ và nhân dân Cửa Lò đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục-đào tạo. Nhiều phường xã như Nghi Tân, Nghi Thuỷ, số lượng học sinh cấp 3 chỉ đếm trên đầu ngón tay, số lượng học sinh bỏ học không thể quản lý thì đến nay, gần 100 % học sinh trong độ tuổi đi học đã được đến trường. Các bậc học từ Mầm non đến Trung học phổ thông ở Cửa Lò đã có những bước đi mạnh mẽ. Hiện nay, toàn bộ hệ thống trường lớp các bậc học ở Cửa Lò đều được xây dựng cao tầng, khang trang, đàng hoàng. Nhiều cơ sở giáo dục như: Trường THPT Cửa Lò, Trường THCS Nghi Hương, Trường Tiểu học Nghi Hải, Trường mầm non Bình Minh là những đơn vị đầu tiên của ngành giáo dục Nghệ An được công nhận Trường chuẩn quốc gia.. Toàn thị xã Cửa Lò hiện đã có 13/24 trường được công nhận Trường chuẩn quốc gia

Bên cạnh những thành quả trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, thì Cửa Lò cũng dành được những kết quả hết sức to lớn trên lĩnh vực văn hoá-thể thao và các lĩnh vực khác. Các phong trào xây dựng đơn vị văn hoá, khối xóm văn hoá, gia đình văn hoá, gia đình thể thao đã được cán bộ và nhân dân trên toàn thị xã hưởng ứng tích cực và có kết quả. Đến nay, toàn thị xã đã có 62 % Khối xóm và 80 % hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá; 80 % hộ dân đã được dùng nước sạch và có nhà vệ sinh đảm bảo; 48/71 Khối xóm không có người sinh con thứ 3; QPAN tiếp tục được giữ vững; đề án 3 yên, 5 giảm đã triển khai và đạt được 1 số kết quả tốt.

Để phục vụ tốt các hoạt động văn hoá thể thao của nhân dân, đến nay, gần 100 Khối xóm ở Cửa Lò đã có Nhà văn hoá và nơi sinh hoạt cộng đồng, 4/ 7 phường xã đã xây dựng được nhà văn hoá xã khang trang. Đặc biệt, Thị xã đã xây dựng được 1 sân vận động có sức chứa. hàng ngàn chộ ngồi, hàng chục sân cầu lông, bóng chuyền..Hiện nay, Nhà thi đấu trung tâm đang được hoàn thiện. Nếu nhà thi đấu này đưa vào sử dụng, dự kiến nó sẻ tổ chức được 1 số môn thể thao trong nhà ở cấp toàn quốc.

Cửa Lò nằm trên giao điểm của các tuyến hành lang Bắc Nam và Đông Tây là yếu tố thuận lợi để từ đây có thể đi các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và nhiều nước trong khu vực bằng đường bộ, đường sắt, đường biển hoặc đường hàng không. Đặc biệt, Cửa Lò nằm giữa 2 Trung tâm kinh tế lớn của Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ là Thành phố Vinh và Khu kinh tế Đông Nam đã nâng Cửa Lò trở thành 1 vị trí được quan tâm hàng đầu trong vùng Bắc Trung Bộ đối với các nhà đầu tư, các dự án lớn.

Với những cơ hội và thuận lợi to lớn, với sự quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh và TW, Cửa Lò chắc chắn sẻ trở thành 1 trung tâm KTXH lớn của Nghệ An và cả nước. Thị xã Cửa Lò đang dang rộng vòng tay đón bạn bè muôn phương về đầu tư, du lịch, học tập… Cửa Lò sẻ sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 trong tương lai không xa.

Theo: Khắc Giang