Để Nghệ An trở thành điểm đến hấp dẫn

Đăng ngày 28/03/2014

    Với thế mạnh nổi trội ấy, Nghệ An phải trở thành điểm đến về du lịch lịch sử vào loại đệ nhất giang sơn. Đồng thời, với những cảnh quan thiên nhiên non xanh nước biếc, những công trình văn hoá độc đáo và câu ca tiếng hò quyến rũ, Nghệ An có thể và cần trở thành một điểm hẹn đầy hấp dẫn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thưởng thức những giá trị văn hoá, tinh thần cao đẹp…”

Những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn quan tâm tới việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật. Tỉnh đã có cơ chế ưu tiên, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội; trong đó đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, điện, nước sạch… để phát triển du lịch.

      Trong những năm qua, công tác quy hoạch du lịch được triển khai đồng bộ, góp phần quan trọng bảo vệ tốt nguồn tài nguyên du lịch, giúpdu lịch Nghệ An phát triển bền vững, có hiệu quả, đồng thời thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đến nay các quy hoạch chi tiết phát triển các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch biển Cửa Lò, Cửa Hiền, Biển Quỳnh, khu Lâm viên Núi Quyết- Bến Thuỷ, khu du lịch biển Nghi Thiết v.v… đã được phê duyệt và đang tiến hành đầu tư; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh thời kỳ 2009-2020 đang được triển khai và gấp rút hoàn thành.

      Số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch ngày càng nhiều, quy mô và chất lượng có xu hướng tốt hơn. Tính đến 31.12.2008 trên địa bàn tỉnh có 395 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao; 18 trung tâm lữ hành (trong đó có 5 trung tâm lữ hành quốc tế). Hoạt động kinh doanh du lịch đã thu hút tạo việc làm và thu nhập cho gần 6.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp ngoài xã hội. Kết quả kinh doanh du lịch trong những năm qua có hiệu quả và bền vững; lượng khách du lịch trong thời kỳ 2002- 2008 tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,4% /năm; doanh thu du lịch tăng bình quân 26,5% năm.

       Bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, du lịch Nghệ An còn phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ, đó là: tiềm năng du lịch Nghệ An đa dạng, phong phú, nhưng phân tán. Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế. Du lịch Nghệ An là ngành kinh tế mới phát triển, điểm xuất phát thấp, trình độ kinh doanh du lịch, trình độ dân trí về văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động du lịch đang mang tính mùa vụ. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An phần nhiều thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu. Nhân lực du lịch có trình độ cao còn ít, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp còn yếu.

      Du lịch Nghệ An đang phấn đấu mục tiêu phát triển mạnh mẽ và bền vững, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh vào những năm tới, trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng với các vùng trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực. Trước mắt cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của du lịch. Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm toàn dân đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên, văn hoá, môi trường tự nhiên, xã hội và phát huy giá trị các sản phẩm văn hóa phi vật thể, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử văn hoá để nâng cao hình ảnh Nghệ An và du lịch Nghệ An.

     Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và đa dạng hóa các loại hình du lịch trên cơ sở tiềm năng sẵn có như du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa-lịch sử; du lịch làng nghề, du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo)… nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

     Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng, hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh du lịch. Đồng thời, phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

     Ngày 30/7/2002 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết 12 NQ/TU về Phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002- 2010 chỉ rõ định hướng, mục tiêu, bước đi và các giải pháp phát triển du lịch, tạo sức mạnh tổng hợp cho ngành du lịch Nghệ An phát triển nhanh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006- 2010 về Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển du lịch là một trong 9 chương trình, dự án trọng điểm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội này.

Theo: Trần Đình Hà