Cửa Lò đi lên thời @…

Đăng ngày 24/03/2016

Nhưng chúng tôi may mắn được đến với Cửa Lò khi nơi đây còn là làng chài nghèo khó, hoang sơ, hồn hậu. Để giờ đây, mỗi khi quay lại mảnh đất này, đi dọc con đường ven biển, qua làng, qua phố, mới cảm nhận được sự đổi thay từng ngày.

Tâm thế người dân biển

ca voi dai gan 1m dat vao bo bien nghe an

Người dân Cửa Lò mến khách, vẫn còn đó cái chất phác, thật thà, hồn hậu đến giản dị của mảnh đất xứ Nghệ thân thương. Đó là điều mà bao năm qua vẫn không hề thay đổi khi đến với vùng biển này.

 

%image_alt%

Chợ điện tử bây giờ.

Thời gian không phải là dài so với hơn 100 năm kể từ ngày người Pháp phát hiện ra tiềm năng du lịch Cửa Lò. Nhưng nếu nhìn lại những gì đã có được của Cửa Lò, sau 20 năm từ làng chài nhỏ nghèo như bao xóm làng heo hút bên bờ biển Đông, đã rũ cát vươn dậy thành thị xã du lịch biển hấp dẫn, thì có thể coi đó là một kỳ tích. Và tâm thế mỗi người dân nơi đây cũng đã đổi khác đi rất nhiều.

 

Chúng tôi còn nhớ, Cửa Lò của một thời tấp nập, sôi động, náo nhiệt không phải vì khách du lịch, mà vì chợ điện tử nổi tiếng – chợ đồ “second hand” hút khách thập phương. Có anh bạn, về Cửa Lò vẫn không quên hỏi chợ điện tử ngày xưa bây giờ ở đâu? Anh còn khoe nhà mình vẫn còn giữ cái ti vi từ cách đây hơn chục năm, vẫn “chạy” tốt.

%image_alt%

Ông Lê Anh Dinh kể lại những năm tháng sôi động của hàng “second hand” tại Cửa Lò.

Ngày ấy, mới phá bỏ bao cấp, người dân làm gì có tiền để mua xe đạp, ti vi, đầu đĩa, đài cát-sét… mới. Ngày ấy, chính người dân Cửa Lò cũng nghèo đói, chật vật trong buổi giao thời lịch sử, xóa bỏ chế độ bao cấp.

Chúng tôi gặp ông Lê Anh Dinh (sinh năm1952), từng là Phó chủ tịch UBND thị trấn Cửa Lò (cũ). Anh kể: Năm 1988, một loạt hợp tác xã nghề cá, chế biến nước mắm như Đồng Tiến, Đồng Tân, Vạn Giang, Tân Tiếp, Phương Đông, Chiến Thắng… tan rã. Người dân bung ra làm ăn tư nhân. Nhưng chỉ có một số người có trình độ, có chút vốn, đã cùng nhau thành lập nhóm tư nhân dùng thuyền nhỏ đi biển, khai thác gần bờ, không đủ sức vươn khơi… Còn lại người dân hầu hết thất nghiệp, đi tìm nghề khắp nơi. Trên địa bàn có cảng Nghệ Tĩnh, nhiều người túng quá làm liều đi ăn cắp hàng hóa trong cảng.

“Hồi đó, anh Hoàng Tất Thắng, Giám đốc cảng, đã phải đề xuất yêu cầu mở một cửa hàng điện tử thu mua hàng của các thuyền viên, các tàu viễn dương để tạo điều kiện cho dân buôn bán, lưu thông, tránh tập trung đông vào trong cảng gây mất trật tự. Từ đó, UBND thị trấn phối hợp đề xuất với huyện Nghi Lộc cũ, chấp nhận cho người dân được thu mua, buôn bán trao đổi hàng cũ từ các tàu viễn dương, tạo công ăn việc làm”, anh Dinh nói.

%image_alt%

Đi câu sớm.

Một thời gian sau, lượng hàng hóa tràn ngập. Người dân có việc làm, có thu nhập, nên tình trạng trộm cắp giảm hẳn, hầu như không còn. Thời đó, nhà nào cũng đầy đồ điện tử, trong nhà, ngoài sân, dưới gầm giường, gầm tủ…

Nhờ điện tử “second hand” mà nhiều người phất lên thành đại gia, như Trần Văn Săng, Lê Minh Thiện, Lê Anh Dinh… Mỗi năm địa phương này đóng góp về ngân sách tỉnh 300-400 triệu đồng. Về sau, khi sản xuất nội địa phát triển, việc buôn bán hàng cũ giảm, và dần thoái trào.

“Người dân Cửa Lò phải cảm ơn gần 20 năm sôi động của chợ điện tử, giúp chúng tôi trở nên năng động, nhạy bén, biết làm ăn”, ông Dinh chia sẻ. Sau khi hàng cũ thoái trào, những người như anh Dinh đã biết xoay xở sang cách làm ăn khác, không ít người trở thành chủ nhà hàng, khách sạn, kinh doanh kho đông lạnh, mua tàu lớn vươn khơi…