Phụ nữ Cửa Lò chú trọng sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

Đăng ngày 01/03/2017

Những ngày đầu năm 2017, không khí sản xuất tại cơ sở thu mua chế biến hải sản đông lạnh của chị Hoa ở phường Nghi Tân thị xã Cửa Lò nhộn nhịp trở lại. Bởi từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển Hà Tĩnh người dân e ngại sử dụng hải sản nên các cơ sở này hoạt động cầm chừng. Do đó, khi người dân tin tưởng vào chất lượng hải sản Cửa Lò thì không chỉ chủ cơ sở mà đội ngũ công nhân ở đây rất vui. Họ vui bởi từ nay khó khăn sẽ giảm bớt, đặc biệt là sự kiên trì thuyết phục, giới thiệu sản phẩm hải sản an toàn của chị Hoa đã được khách hàng chấp nhận.

ps-trang-pccc-01_10_53_06-still017

ps-trang-pccc-01_12_32_06-still012

Nguyễn Thị Hoa – Chủ cơ sở thu mua chế biến hải sản đông lạnh – Nghi Tân cho biết:

Chúng tôi thu mua cá tươi sau đưa vào cấp đông rồi giới thiệu các nơi. Vấn đề của chúng tôi là uy tín, chất lượng hàng đầu, đó là điều hạnh phúc của toàn bộ chúng tôi.

Sau tết Đinh Dậu 2017, những hộ kinh doanh cá thu nướng ở Nghi Hải cũng hoạt động mạnh hơn. Tiêu biểu như gia đình chị Nhàn ở khối Tân Nho mỗi ngày cũng xuất bán được 150 đến 200 kg cá thu nướng cho người dân địa phương và vùng phụ cận.

Còn ở làng nghề chế biến nước mắm cổ truyền Hải Giang 1 phường Nghi Hải, bà con cũng mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng nâng cấp cơ sở vật chất và tập trung sản xuất nước mắm để phục vụ mùa du khách mới.Chị Lê Thị Kim – Chủ cơ sở nước mắm cổ truyền Kim Võ – Nghi Hải nói:

ps-trang-pccc-01_15_43_09-still013

Chị Lê Thị Kim

Việc sản xuất mắm ở đây lúc nào chúng tôi cũng làm theo phương thức cổ truyền, đầu vào cá phải tươi, sản xuất trong thời gian từ 15 đến 20 tháng mới cho ra thành phẩm thì nước mắm nó đậm đặc hơn so với các vùng.

Khác với Nghi Tân và Nghi Hải, chị em phụ nữ Nghi Thủy lại mạnh dạn đầu tư phát triển nghề chế biến hải sản khô phục vụ du lịch. Những mô hình chế biến tôm nõn, cá, mực khô của chị em đã tạo nguồn thu nhập khá cho các chủ cơ sở và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm phụ nữ địa phương.

Còn ở phường Thu Thủy, chị em phụ nữ lại đầu tư vào nghề nuôi giữ hải sản tươi sống. Đến thời điểm này toàn phường có 24 hộ đầu tư vào nghề nuôi giữ hải sản  và thu nhập bình quân mỗi hộ đạt trên 300 triệu đồng/năm.

ps-trang-pccc-01_16_23_19-still019

ps-trang-pccc-01_16_19_18-still020

Không chỉ có vậy, nhiều chị em phụ nữ Cửa Lò đã phát huy lợi thế của địa bàn du lịch để đầu tư vào dịch vụ lưu trú và kinh doanh các mặt hàng ăn uống. Ngoài đầu tư cơ sở vật chất khang trang, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có thì văn hóa ứng xử trong giao tiếp luôn được chị em chú trọng. Đặc biệt, những phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này ngoài cam kết và thực hiện tốt chủ trương 5 không trong hoạt động du lịch của thị xã còn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua như xây dựng nhà hàng văn minh, tham gia tổ nhóm kinh doanh an toàn. ..

Trên lĩnh vực nông nghiệp, chị em phụ nữ Cửa Lò cũng đã đẩy mạnh đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng Việt Gap. Hiện tại ở phường Nghi Hòa Nghi Hương và Nghi Thu đã hình thành những cánh đồng rau sạch.

ps-trang-pccc-01_17_09_01-still016

ps-trang-pccc-01_17_05_00-still018

Tiêu biểu như mô hình trồng rau an toàn của phụ nữ Nghi Thu xây dựng tại khối Nam phượng bước đầu đã đem lại giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm nông, ngư nghiệp hay thực phẩm ăn uống đều được chị em chú trọng vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng.

Trao đổi với chúng tôi về định hướng của Hội trong thời gian tới, bà Phùng Thị Hạnh – Chủ tịch Hội liên hiệp  phụ nữ thị xã Cửa Lò nói:

ps-trang-pccc-01_19_36_14-still015

Hội liên hiệp phụ nữ thị xã trong quá trình chỉ đạo, vận động, hỗ trợ cơ sở phát triển kinh tế thì luôn gắn với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Thời gian tới chúng tôi sẽ toor chức cho chị em ký cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, tiêu dùng; thứ 2 là tổ chức các lớp tập huấn, các diễn đàn để nâng cao kiến thức mọi mặt về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chị em cán bộ hội viên phụ nữ.

Các doanh nghiệp, cá nhân ở Cửa Lò cam kết sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm an toàn và phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật, không sử dụng các chất hóa học tổng hợp hay thiên nhiên gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mục tiêu là góp phần đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng an toàn, bền vững.

                   Hữu Lương – Ngọc Ánh