Cần có những hành động, việc làm thiết thực vì môi trường bãi tắm biển

Đăng ngày 26/03/2014

 

 

Sinh ra ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, có nhiều năm giảng dạy tại Trường đại học giao thông Hà Nội, năm 1996 được về hưu. Vốn không thích sống dựa dậm. ý lại, mặc dầu đã có lương hưu, nhưng không chỉ ngồi trông chờ vào đồng lương của mình, thầy giáo Nguyễn Trọng Linh nau náu phải làm một việc gì đó mà sự nghiệp của mình tích lũy được vào phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập gia đình và xã hội. Năm 1998, thầy giáo Nguyễn Trọng Linh cùng 3 đồng nghiệp góp cổ phần với Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng 25-3 Hà Nội, kinh doanh khách sạn Haliday – Hoàn Kiếm Số 66 – Đường Bình Minh – thị xã Cửa Lò (Nghệ An ).

Thầy Nguyễn Trọng Linh cho biết, sau nhiều năm kinh doanh tại thị xã Cửa Lò, quan tâm đầu tiên là bảo đảm bằng được môi trường an toàn tại nơi làm việc, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn, uống cho cả khách và chủ, xem đây là tôn chí không thể thiếu khi quyết định đi vào kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, đồng thời phải bảo đảm ổn định mức sống cho người lao động. 2 yếu tố đó được xem là đòn bẩy thu hút khách thập phương về nghỉ mát đến với khách sạn, chiêm ngượng, thưởng thức các món ăn đặc sản tươi sống của biển, thả mình thư giãn không khí trong lành được thiên nhiên ban tặng cho bãi biển Cửa Lò. Vậy, cần có những hành động, việc làm thiết thực, theo thầy phải làm gì?. Thầy giáo Nguyễn Trọng Linh tự tin bộc bạch: Nhiều năm theo dõi phong trào làm sạch môi trường biển, tôi theo dõi kỹ lắm từng thao tác, cử chỉ của các cháu đoàn viên, thanh niên và học sinh tay cầm cào, chổi rành, xẻng dọn vệ sinh bãi biển, cả khi theo dõi xe sàng cát trên hàng trăm triệu đồng hổi hả chạy tới, chạy lui làm sạch môi trường biển mỗi ngày, tôi chợt nảy ra thử nghiệm dụng cụ sàng lọc cát biển thủ công có tên gọi “Dụng cụ dọn vệ sinh bãi biển ”, vật liệu hoàn toàn tận dụng, dễ kiếm, dễ làm và mỗi lúc, mỗi khi đều có thể làm sạch cát biển từ chính ý thức của chính con người. So với các dụng cụ khác, khả năng làm sạch cát biển hiệu quả rất cao và rẻ tiền hơn nhiều, thậm chí nó còn thu nhặt được các vỏ sò nhỏ. Điều đáng nói, ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên đã thu hút các cô gái công nhân Công ty môi trường và các nhà hàng kinh doanh bãi biển bén duyên. Đây là một ý tưởng tuy không phải là độc đáo, nhưng mang lại lợi ích thiết thực mà không tốn kém, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cần được trân trọng và giới thiệu rộng rãi để nhiều người cùng ứng dụng. Trước hết, để bảo vệ môi trường bãi biển, các ky ốt kinh doanh cần được trang bị 1 – 2 dụng cụ làm sạch bãi biển để tự làm sạch môi trường biển khu vực mình kinh doanh. Được biết nhiều ky ốt kinh doanh bãi biển cũng đã tìm đến với thầy đặt hàng.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức và thu hút cộng đồng cùng tham gia quản lý rác thải, giữ gìn cảnh quan bờ biển Cửa Lò. Ý tưởng dụng cụ dọn vệ sinh bãi biển do thầy Linh đưa ra ra gồm 6 hoạt động cơ bản: “Nâng cao nhận thức cộng đồng; truyền thông, tuyên truyền, vận động; phát động phong trào quần chúng tổng vệ sinh; nâng cao chất lượng duy trì vệ sinh bờ biển; kiểm tra, nhắc nhở, xử lý hành vi gây mất vệ sinh; thiện cảm của khách du lịch về Cửa Lò trông phòng trào bảo vệ môi trường của người dân”.

Tuy nhiên, để đưa ứng dụng dụng cụ dọn vệ sịnh bãi biển đi vào thực tiễn thì đang cần sự vào cuộc của các tổ chức chính trị – xã hội liên quan, các ban, ngành, đoàn thể để cùng triển khai thực hiện 6 nội dung hoạt động thực hiện sáng kiến đến được với bà con nhân dân; đồng thời yêu cầu phải ký cam kết thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, cùng chung tay giữ gìn môi trường bãi biển Cửa Lò “ Xanh – Sạch – Đẹp ”. Thầy Linh chia sẻ: Để hạn chế các hành vi gây mất vệ sinh nơi công viên, bờ biển, Thị xã cần lắp đặt các biển báo mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây mất vệ sinh môi trường tại các vị trí tập trung đông đảo người dân, du khách đến vui chơi, giải trí ở công viên, khu bãi tắm. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát và có biện pháp chế tài thỏa đáng về cá nhân, tập thể không chấp hành nghiêm hành vi vệ sinh môi trường đô thị biển, gây mất vệ sinh môi trường, góp phần quan trọng trong việc duy trì hiệu quả bền vững của bãi biển Cửa Lò được thiên nhiên ban tặng đẹp bậc nhất quốc gia. Như vậy mới phát huy tiềm năng, lợi thế về biển để đẩy mạnh thực hiện Chiến lược biển Việt Nam nói chung, Cửa Lò ( Nghệ An ) nói riêng. Trong đó, phát triển du lịch biển là một trong những lĩnh vực mũi nhọn hiện tại cũng như về lâu, về dài./.

.

Theo: Phùng Đức Thuật – Phòng LĐ TBXH TX Cửa Lò