Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
1. Giao thông
Nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của thị xã tương ứng với một đô thị du lịch. Phát triển có trọng điểm, ưu tiên đầu tư các trục giao thông đối ngoại, một số tuyến nội thị trọng điểm nhằm đảm bảo tính đồng bộ với các dự án lớn của vùng (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, các cảng biển, cảng sông lân cận), tạo điều kiện phát triển mạnh du lịch vận tải trong thời kỳ quy hoạch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thị xã và của tỉnh.
a) Giao thông đường bộ
– Nâng cấp và hoàn thiện đoạn quốc lộ ven biển tại Cửa Lò
– Xây dựng cầu vượt sông Lam tại Cửa Hội sang Nghi Xuân – Hà Tĩnh gắn với tuyến Quốc lộ ven biển
– Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến trục chính từ Cửa Lò đi Nam Cấm, Quán Hành, đi Vinh, từ Cửa Hội đi Vinh và đi các Cửa Khẩu Nậm Cắn và Thông Thụ
– Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông phục vụ du lịch, các khu công nghiệp, các tuyến đường đến trung tâm xã, các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng
– Đầu tư cải tạo, nâng cấp bến xe thị xã và các tuyến xe du lịch
– Về giao thông đô thị, xác định điều chỉnh tuyến và lộ giớimột số tuyến đường đã quy hoạch trong từng khu vực; tổ chức xây dựng và cải tạo một số điểm nút giao thông, hệ thống giao thông công cộng.
b) Hệ thống đường thuỷ
– nạo vét sông khu vực Cửa Hội, đảm bảo cho phương tiện 50 – 100 tấn hoạt động an toàn
– Đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò gắn liền với việc hình thành và phát triển Khu kinh tế đông Nam Nghệ An, bao gồm: kéo dài kè phía Bắc, làm thêm kè phía Nam, nạo vét luồng cảng đạt độ sâu 7,5m; số 6 và số 7…để nâng công suất cảng lên 3,5 triệu tấn/ năm, 6 – 8 triệu tấn/ năm vào năm 2010 và năm 2020; xây dựng cầu cảng du lịch ở Cửa Lò để phục vụ khách du lịch đường biển, các bến thuyền du lịch ở đảo Lan Châu và khu cự đến Sư Hồi.
– Nâng cấp, đầu tư xây dựng các cảng cá Cửa Hội….phục vụ khai thác, chế biến thuỷ hải sản, vận chuyển hàng hoá của thị xã và của Tỉnh.
c) Đường sắt
– Khôi phục tuyến đường sắt Quán Hành – Cửa Lò phục vụ vận chuyển hàng hoá và khách du lịch
2. Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin
Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạC, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý. Phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã
3. Cấp điện
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã, dự kiến cần phải phát triển hệ thống lưới điện và các trạm điện như sau: trong giai đoạn đầu nâng cấp trạm biến áp 110KV Cửa Lò từ 110/35/22KV – 25MVA lên 110/35/22KV – 2x25MVA; xây dựng trạm biến áp 110 KV Hưng Hoà 110/35/22KV – 2x25MVA
– Xây dựng mạng lưới điện trung thế 22KV cấp điện cho thị xã và các vùng lân cận. Cải tạo và hoàn chỉnh lưới điện thị xã để có thể đưa điện đến từng hộ dân
4 Cấp thoát nước
a. Cấp nước
– Cần quy hoạch nguồn cung cấp nước ổn định cho cả khu vực đô thị và nông thôn, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước, không gây những tác động xấu tới môi trường và thiên nhiên của thị xã và các khu vực lân cận.
– Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho các công trình cấp nước tho hướng đảm bảo đủ nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của khu vực đô thị, các khu vực công nghiệp, các khu du lịch.
– Đối với khu vực nông thôn, phát huy hết công suất các nhà máy nước đã xây dựng ở khu vực nông thôn. Xây dựng thêm các nhà máy cung cấp nước sạch, với quy mô cung cấp cho một cụm dân cư, cả xã, cụm các xã hoặc có thể nối mạng để dùng nước của các nhà máy nước ở các đô thị. Đối với những nơi dân cư sống không tập trung, nguồn nước giếng đào, giếng khoan; xây dựng bể chứa nước mưa
– Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, giảm dần mức độ trợ cấp về giá nước.
– Hoàn thiện nhà máy nước theo dự án cấp nước. Nâng công suất nhà máy nước lên 6.000m3/ ngày đêm, xây dựng mạng lưới cấp nước từ nguồn nước Vinh, đảm bảo nhu cầu nước sạch cho dân cư đô thị với quy mô 107 ngàn người, tiêu chuẩn 150lít/ người ngày đêm, 100% dân đô thị được cấp nước. Điều chỉnh bổ sung mạng lưới đường ống cấp nước phù hợp với quy mô dân số và việc phát triển các đô thị mới, các khu công nghiệp theo phương án phát triển thị xã.
b.Thoát nước
+ Phương hướng chung
– Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn, đặc biệt đối với khu vực đô thị, các khu công nghiệp và khu du lịch, đảm bảo khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý trước khi chảy vào hệ thống nước chung
– Đối với cáckhu công nghiệp tập trung quy mô lớn và các xí nghiệp có chất thải độ hại, phải tổ chức hệ thống đường ống theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Nước thải khu công nghiệp phải qua xử lý hai lần: lần thứ nhất xử lý tại nhà máy, lần thứ 2 xử lý tại khu vực chung của khu công nghiệp.
– Đối với khu nông thôn, cứng hoá và thay thế các mương hở bằng cống ngầm trong điều kiện kinh phí cho phép. Có phương án xử lý nước thải phù hợp cho khu vực này để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cũng như sức khoẻ của người dân
– Trong tương lai, toàn bộ nước thải cần được đưa về khu xử lý tập trung. Trước mắt, có thể được xả vào hồ sơ lắng (hồ sinh học) hồ Nghi Hoà 4ha và Nghi Thu 5ha.
5. Hệ thống thuỷ lợi
– Thường xuyên làm tốt công tác duy tư, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hồ đạp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
– Phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lạc, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung
– Củng cố hệ thống đê biển, đê sông một cách vững chắc để chống sạt lở ven biển, ven sông
– Xây dựng hệ thống tiêu úng theo 2 tuyến chính, tạo thành 2 kênh nhằm thoát nước nhanh cho đồng ruộng và khu vực dân cư tập trung đổ về mương thoát nước dọc đường số 3 theo quy hoạch thuỷ lợi đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Về nước tới, khai thác nguồn nước tại chỗ, các hồ nước tự nhiên, đồng thời mở thêm tuyến kênh khai thác trạm bơm Thọ Sơn.