Kì tích của một làng biển nghèo

Đăng ngày 25/03/2014

 

5 thế kỷ hình thành và 15 năm phát triển

Ngược dòng lịch sử, hơn 500 năm về trước, người con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí – một đại thần khai quốc của triều Lê, là Thái úy quận công Nguyễn Sư Hồi đã về vùng biển hoang sơ này để chiêu dân các nơi đến, phát triển nghề đánh cá và làm ruộng. Để rồi, từ bao đời nay, cư dân Cửa Lò đã tôn thờ ông là Thành hoàng, với lòng tri ân sâu sắc: “Dẹp giặc yên dân, nghĩa khí ngàn năm ghi nhớ/ Khai cơ lập nghiệp, công ơn muôn thuở lưu truyền”.
Từ làng chài nghèo, rũ cát vươn dậy thành một thị xã biển du lịch hấp dẫn ngày nay là cả câu chuyện dài. Đầu thế kỷ 20, cuộc xâm lược Việt Nam và với chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp, tại Vinh – Bến Thủy đã hình thành một khu công nghiệp gồm nhiều nhà máy lớn như nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy cưa, nhà máy diêm Bến Thủy… Một bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức người Pháp và người Việt được ra đời và ngày càng đông đảo. Bằng bề dày kinh nghiệm, người Pháp đã sớm phát hiện ra giá trị du lịch của Cửa Lò. Một số khu biệt thự, nhà nghỉ đã được xây dựng ven biển. Bên cạnh những địa danh du lịch nổi tiếng được ra đời lúc bấy giờ như Sa Pa, Tam Đảo, Vũng Tàu, Đà Lạt…, Cửa Lò đã có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước. Chẳng thế mà báo Pháp đầu thế kỷ 20 đã viết: “Trung kỳ có nhiều bãi biển mà các người Pháp ở các thành phố lân cận đã sớm đánh giá cao tính hấp dẫn và không khí trong lành. Ở Ba Hoi (Ba Ngòi) Nha Trang, Cửa Tùng, Cửa Lò đã có rất nhiều người đến nghỉ mát”.(1)

Từ làng chài nghèo, rũ cát vươn dậy thành một thị xã biển du lịch hấp dẫn ngày nay

Từ làng chài nghèo, rũ cát vươn dậy thành một thị xã biển du lịch hấp dẫn ngày nay
Tiềm năng lớn và được phát hiện rất sớm là vậy, nhưng do những thăng trầm của lịch sử, phải đến từ sau đổi mới, nhất là sau cái mốc thị xã được thành lập năm 1994, Cửa Lò mới thực sự vươn dậy, phát triển nhanh, với vóc dáng trẻ trung và ngày càng hấp dẫn. Nhanh đến mức, nhiều du khách chỉ sau một năm trở lại Cửa Lò đã phải ngỡ ngàng.
Làm sao không khỏi ngỡ ngàng, khi mỗi ngày, mỗi tháng qua đi là chừng ấy thời gian chính quyền các cấp và mỗi một người dân Cửa Lò bền bỉ, chắt chiu lao động, dựng xây. Trong đó, phải kể đến những thế hệ lãnh đạo thị xã đầy năng động, dám nghĩ, biết làm. Với 4 xã và 1 thị trấn nhỏ tách ra từ huyện nghèo Nghi Lộc, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và nông nghiệp; bằng nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch – dịch vụ để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh, thị xã biển hôm nay đã là những tuyến phố với nhiều cơ quan, đơn vị, công trình văn hóa, khách sạn, nhà hàng nằm phía Tây đường Bình Minh chạy dọc bờ biển tới gần chục cây số. Phía Đông theo bãi tắm là những ki ốt nằm xen giữa dải rừng phi lao và thảm cỏ xanh mướt. Phát triển sau nên Cửa Lò đã rút ra được những bài học quý báu. Đó là mở rộng xây dựng không gian đô thị, nhưng phải có quy hoạch hiện đại, trên cơ sở giữ bằng được cảnh quan của môi trường sinh thái tự nhiên, gắn với chăm lo xây dựng môi trường xã hội.
Đến nay, trên địa bàn thị xã đã có tới hơn 220 cơ sở lưu trú, với 5.748 phòng, có khả năng đón nhận 15.500 khách lưu trú/ ngày. Trong đó, nhiều cơ sở đủ tiêu chuẩn phục vụ các hội thảo, hội nghị mang tầm quốc tế như Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Khách Sạn Xanh, khách sạn Thái Bình Dương… Nhiều năm qua, lượng khách du lịch về Cửa Lò luôn năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2010, Cửa Lò đón 1.850.000 lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 725 tỉ đồng. Đạt được kết quả ấy, song song với việc nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tỉnh Nghệ An đã có chính sách đúng cho phát triển du lịch Cửa Lò nói riêng và trên phạm vi toàn tỉnh nói chung. Khách tới Nghệ An và về Cửa lò rất thuận tiện vì sự phát triển nhanh chóng của nhiều phương tiện giao thông chất lượng cao. Bên cạnh các công ty vận tải khách có thương hiệu như taxi Mai Linh, xe khách Văn Minh, xe buyt Ngọc Ánh…, mỗi ngày có tới 3 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Vinh, mỗi tuần có 10 chuyến bay Vinh – Hà Nội. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã phối hợp và tạo điều kiện cho Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam nâng cấp sân bay Vinh thành sân bay quốc tế. Nhiều tuyến bay mới sẽ được mở trong tương lai gần, như Vinh – Viên Chăn, Vinh – Đông Bắc Thái Lan, Vinh với các sân bay Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Cam Ranh (Nha trang) và Chu Lai (Quảng Nam). Cách xa hàng trăm đến cả ngàn cây số, nhưng chỉ hơn 1 giờ bay, khách đã có thể hòa mình vào lòng biển cả với những ngày nghỉ cuối tuần đáng nhớ. Từ đây, du khách có thể hành trình về Kim Liên quê Bác, thăm viếng đền thờ Vua Mai, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu; hay xuôi về phương nam thăm khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, vãn cảnh đền Hoàng Mười, Ngã ba Đồng Lộc… Một vùng đất mà đâu đâu cũng lắng sâu trầm tích của lịch sử – thấm đẫm bề dày văn hóa từ ngàn xưa.
Mùa biển gọi
Những ngày này, thị xã biển đang hối hả hoàn tất những công việc cho mùa du lịch 2011. Các nhà hàng, khách sạn, những tuyến phố đều được chỉnh trang lại tươi mới. Nắng và gió đã bắt đầu thổi rào rạt lên những đồi cát. Những rừng phi lao, đồi cỏ vẫn xanh, và những thảm cúc biển vẫn nở vàng bên lối đi ra bãi tắm. Nghe nói loài cúc biển này được Vua Bảo Đại đem về trồng trong một dịp tới Cửa Lò thăm thú, nghỉ dưỡng. Không rõ nhà vua đã lấy giống hoa này từ đâu, nhưng dường như Cúc biển chỉ thấy ở Cửa Lò.Và thật lạ, loài hoa này chỉ phát triển xanh tốt và khoe sắc thắm trong nắng hè – một món quà của hương đồng gió biển, như lời mời gọi du khách mỗi dịp hè về.

Năm 2010, 1.850.000 lượt khách đã đến Cửa Lò
Trong các ky ốt phục vụ ăn uống và tắm biển, giá cả các mặt hàng, dịch vụ đều được niêm yết công khai. Đồng chí Doãn Tiến Dũng – Phó chủ tịch UBND Thị Xã Cửa Lò cho biết: Một trong những vấn đề được chính quyền thị xã tập trung chỉ đạo năm nay là tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ. Chủ trương “5 không” (không nâng ép giá, không chèo kéo khách, không bán hàng rong, không làm tổn hại đến cảnh quan môi trường và không làm mất an ninh trật tự) đã tiếp tục được quán triệt, kí cam kết tới các hộ kinh doanh và mỗi một người dân làm dịch vụ trên địa bàn. Công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến hoạt động cứu hộ cũng đã được tổ chức chu đáo.
Giờ đây, con cái của rất nhiều người dân làm nghề chài lưới, ruộng đồng đã trở thành những người quản lý, lễ tân trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Sau mấy năm đèn sách tại Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại trên địa bàn, cả ngàn người trẻ đã trở thành lao động có nghề. Lịch lãm, chuyên nghiệp trong thái độ, cách thức phục vụ nhưng ở họ vẫn không mất đi nét chân chất, đằm thắm của người dân vùng biển. Ngẫm ra, đó cũng là nét đặc trưng riêng của Cửa Lò. Phải chăng chính cái riêng có này đã làm nên sự thoải mái, thân quen, đến say lòng bao lữ khách, dù khó tính?
Tiềm năng lớn và được phát hiện rất sớm là vậy, nhưng do những thăng trầm của lịch sử, phải đến từ công cuộc đổi mới, nhất là sau cái mốc thị xã được thành lập năm 1994, Cửa Lò mới thực sự vươn dậy, phát triển nhanh, với vóc dáng trẻ trung và ngày càng hấp dẫn. Nhanh đến mức, nhiều du khách chỉ sau một năm trở lại Cửa Lò đã phải ngỡ ngàng.
Làm sao không khỏi ngỡ ngàng, khi mỗi ngày, mỗi tháng qua đi là chừng ấy thời gian chính quyền các cấp và mỗi một người dân Cửa Lò bền bỉ, chắt chiu lao động, dựng xây. Trong đó, phải kể đến những thế hệ lãnh đạo thị xã đầy năng động, dám nghĩ, biết làm. Thị xã biển hôm nay đã khang trang hơn, xanh và sạch, đẹp hơn. Những tuyến phố với rất nhiều khách sạn, nhà hàng nằm phía tây đường Bình Minh chạy dọc bờ biển tới gần chục cây số. Phía đông theo bãi tắm là những ki ốt nằm xen giữa dải rừng phi lao và thảm cỏ xanh mướt. Phát triển sau, nên Cửa Lò đã rút ra được những bài học quý báu. Đó là mở rộng xây dựng không gian đô thị, nhưng phải có quy hoạch hiện đại, trên cơ sở giữ bằng được cảnh quan của môi trường sinh thái tự nhiên, gắn với chăm lo xây dựng môi trường xã hội.
Hướng tới thành phố du lịch biển

Bãi biển được vệ sinh sạch sẽ đón chào mùa du lịch mới
Trao đổi với đồng chí Phan Công Lưu – Phó Bí thư thường trực Thị ủy, một trong những người có mặt đầu tiên kể từ ngày thị xã biển được thành lập về những điều mà lãnh đạo thị xã đang trăn trở, anh cho biết: Hướng phát triển Cửa Lò trở thành một thành phố du lịch biển nhưng phải giữ bằng được môi trường tự nhiên; phải đa dạng hơn nữa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách về nghỉ mát, tìm hiểu vùng đất văn hóa xứ Nghệ, đến nhu cầu vui chơi giải trí hay mua sắm và trên hết là phải tiếp tục xây dựng được môi trường văn hóa trong kinh doanh du lịch. Trong tương lai gần, Cửa Lò sẽ trở thành một điểm dừng chân của du khách không chỉ vào mùa hè.
Nếu tính từ cái mốc thị xã được thành lập năm 1994 đến nay, thì chặng đường 15 năm không phải là dài so với chiều dâì hơn 100 năm kể từ ngày người Pháp phát hiện ra tiềm năng du lịch Cửa Lò. Nhưng nếu nhìn lại những gì đã có được của Cửa Lò, thì có thể coi đó là một kỳ tích. Với vóc dáng trẻ trung, điểm tựa vững chắc và hướng đi đúng, hình hài một thành phố du lịch biển sầm uất, quyến rũ đã hiện rõ từ hôm nay.

Theo: http://truyenhinhnghean.vn