Cần sử dụng hiệu quả hơn quỹ xã hội hóa giáo dục ở Cửa Lò

Đăng ngày 08/10/2015

Cũng giống như nhiều phụ huynh khác trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, bước vào năm học mới ngoài trang bị đồ dùng học tập, chị Nguyễn Thị Trà Giang ở khối Hòa Đình, phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò lại còn phải lo thêm một khoản đóng góp xã hội xóa giáo dục do nhà trường đề ra. Gia đình làm nông nghiệp, lại có hai con theo học, nên cứ vào năm học mới chị cũng khá vất vả, mặc dù vậy chị cũng rất hưởng ứng và mong muốn với sự đóng góp đó thì sẽ đảm bảo được cơ sở vật chất cho con cái học tập. Tuy nhiên, chị cũng còn băn khoăn về cách thức thực hiện vấn đề xã hội hóa ở các trường học. Chị Nguyễn Thị Trà Giang, Khối Hòa Đình, phường Nghi Thu, Thị xa Cửa Lò nói: “Đã là con em đi học thì thực tế đóng xã hội hóa là một khoản để cho nhà trường có thể sử dụng nguồn kinh phí đó để xây dựng trường lớp bổ sung các thiết bị cần thiết cho học sinh tham gia đi học. Nhưng mà ở đây có một vấn đề là các khoản đóng góp đó dùng từ không bắt buộc có thể không đạt chỉ tiêu do nhà trường đề ra, phụ huynh chung thì cảm thấy hơi gò ép.” Cửa Lò hiện có 22 trường của 4 cấp học từ mầm non cho đến THPT, bình quân mỗi năm toàn Thị xã huy động được hàng tỷ đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục. Từ số tiền này, các trường trên địa bàn đã đầu tư xây dựng được trường lớp khang trang, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trên địa bàn. Điều này cho thấy công tác vận động cũng đã được các cấp ngành trên địa bàn triển khai và thực hiện có hiệu quả và đã nhận được sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh trên địa bàn. Tuy nhiên, để vấn đề thực hiện xã hội hóa giáo dục được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả cộng đồng xã hội thì các đơn vị trường học trên địa bàn không chỉ làm tốt công tuyên truyền, vận động, mà phải dân chủ, công khai, tạo được sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân, để các bậc phụ huynh không băn khoăn lo lắng trong quá trình thực hiện.

xahoihoa

Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thu Thủy – Thị xã Cửa Lò cho biết:“Thực hiện xã hội hóa tốt thì cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đồng thời là sự vào cuộc đông đảo phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn phường. Và sau khi nhà trường tuyên truyền như thế thì hầu hết phụ huynh đồng thuận đồng lòng, để tự nguyện tham gia công tác xã hội hóa.“Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Danh, Khối 1, phường Thu Thủy – Thị xã Cửa Lò ch biết thêm:”Mong mỏi của mỗi phụ huynh là muốn đóng góp nguồn xã hội hóa xong là đầu tư lại nhà trường, tu bổ lại trường tất cả trang thiết bị cho các em để các em học ngày được tốt hơn.”Sử dụng hiệu quả hơn quỹ xã hội hóa giáo dục không chỉ là mong muốn của riêng ông Nguyễn Văn Danh mà là mong mỏi của tất cả mọi người dân trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. Bởi có như vậy thì phong trào xã hội hóa giáo dục mới ngày càng phát triển và tạo được niềm tin, sự tham gia hưởng ứng tích cực của toàn xã hội. /.

    Mỹ Hạnh