Theo chân cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội Cửa Lò, chúng tôi đến thăm gia ông Nguyễn Công Đạn, Khối Hải Bằng 1 – Phường Nghi Hòa – Thị xã Cửa Lò. Ông Đạn là bộ đội hải quân từng tham gia kháng chiến chống Mỹ những năm 1960 – 1971 ở vùng Quảng Bình, Quảng trị và bị nhiễm chất độc da cam. Vợ chồng ông sinh được 5 người con thì duy nhất chỉ có anh Nguyễn Công Hải bị ảnh hưởng chất độc hóa học, bản thân không có khả năng tự phục vụ. Chính vì thế, bên cạnh được hưởng các chế độ bảo trợ hàng tháng, gia đình ông còn được sự quan tâm động viên, khích lệ từ các cấp Hội; Đặc biệt năm 2005, anh Hải đã được Hội nạn nhân chất độc da cam Cửa Lò tặng xe lăn. Đây là việc làm có ý nghĩa, nhằm giúp gia đình ông Đạn giảm bớt những khó khăn, trong cuộc sống. Ông Nguyễn Công Đạn, ở Khối Hải Bằng 1 – P. Nghi Hòa nói:“Trong gia đình có cháu Hải bị tàn tật thì hàng năm được sự quan tâm của các vị lãnh đạo phường, các đồng chí hoạt động Hội, cháu đều có quà… trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn cháu bị tàn tật”
Hiện nay trên địa bàn thị xã Cửa Lò có 360 người tàn tật, trong đó có gần 340 người tàn tật không có khả năng lao động và trên 120 người tàn tật không có khả năng tự phục vụ. Cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, những người tàn tật ở Cửa Lò còn nhận được sự giúp sức của nhiều tổ chức xã hội đoàn thể, các cá nhân hảo tâm trong và ngoài thị xã. Riêng năm 2011, các cấp ngành trên địa bàn đã tặng 3 chiếc xe lăn và 200 suất quà trị giá 40 triệu đồng cho các đối tường này. Ông Võ Huy Hường, Phó trưởng phòng Lao động thương binh & xã hội Cửa Lò cho biết:“Hàng năm công tác bảo trợ xã hội ở thị xã chúng tôi quán triệt tham mưu cho UBND quan triệt đến phường xã thực hiện tốt các chế độ bảo trợ xã hội cho người tàn tật, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các phường chăm sóc, quan tâm và thăm hỏi người tàn tật trên địa bàn mình. Vận động bà con nhân dân tuyên truyền hưởng ứng thăm hỏi người tàn tật để cho người tàn tật hòa nhập với cộng đồng”
Mặc dù, những việc làm nói trên chỉ góp một phần nhỏ trong việc giúp những đối tượng khuyết tật vơi bớt khó khăn trong cuộc sống, nhưng đây là món quà rất có ý nghĩa, là nguồn động viên, khích lệ những người khuyết vươn lên hòa nhập cộng đồng.