Dự báo dân số đô thị đạt khoảng 54 nghìn vào năm 2015 và 69 nghìn người vào năm 2020 (tương ứng chiếm 55%, 58% và 64% dân số toàn thị xã)
Do mật độ dân số trung bình toàn thị xã không lớn trên 1500 người/ km2, các xã mới, trừ Nghi Thạch đều có mật độ dân số khá cao đối với một vùng nông thôn nên quan điểm chung về xây dựng đô thị du lịch Cửa Lò sẽ là xen kẽ các điểm đô thị với các cùng nông thôn, cây xanh, hồ nước sinh thái, tạo cảm giác sống giữa thiên nhiên cho người dân và khách du lịch. Mặt khác, theo quy hoạch, thành phố Vinh sẽ là đô thị đô thị loại I, hạt nhân của chùm đô thị với bán kính 20 – 25km khi được phát triển về hướng Tây theo đường tránh Vinh và theo hướng Bắc và Đông Bắc nối liền với thị xã Cửa Lò tạo thành chuỗi đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch. Hiện tại các dự án hạ tầng giao thông lớn đang phát triển theo hướng liên kết hai đô thị này với nhau. Vì vậy, Cửa Lò với vai trò khu vực thương mại du lịch, công nghiệp công nghệ cao, vận tải, đào tạo, nghiên cứu khoa học và đô thị sinh thái càng trở nên cần thiết hơn đối với chùm đô thị Vinh.
1. Định hướng phát triển không gian
a. Trong ranh giới thị xã hiện nayNâng cao hiệu quả sử dụng đất, triệt để khai thác quỹ đất hiện có nhất là quỹ đất chưa được sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả vào mục đích cải tạo, phát triển đô thị theo các nguyên tắc:
– Khuyến khích đầu tư xây dựng một số công trình cao tầng ở các vị trí đặc biệt tạo cảnh quan, điểm nhấn cho đô thị; tăng mật độ cư trú bình quân nhất là tại các khu ở cũ đạt mức 250 – 300 người/ ha
– Giảm mật độ xây dựng, tăng tỷ lệ tầng cao trung bình, tăng diện tích cây xanh, không gian công cộng và diện tích giao thông tỉnh.
b. Hướng phát triển các khu đô thị mời vùng ven
– Về phía Bắc, liên doanh liên kết với khu du lịch Mũi Rồng hình thành khu du lịch xanh, khu du lịch sinh thái.
– Về phía Tây trên phần đất xã Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Thạch, Nghi Xuân là các khu công nghiệp tập trung, các khu nhà vườn, làng vườn sinh thái, các trường đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, khai thác du lịch….gắn với hệ thống giao thông
– Các điểm dân cư tập trung, dân cư nông thôn từng bước được đô thị hoá trên cơ sở quy hoạch đảm bảo tính bền vữngc. Hướng ra biển Đông
Khai thác có hiệu quả Đảo Ngư, đảo Lan Châu, đảo Mắt, trồng rừng, thả thú, tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch vui chơi giải trí
2. Hệ thống trung tâm công cộng
– Trung tâm thị xã bao gồm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục, y tế cấp thị xã đã xây dựng dọc đường trung tâm và sẽ mở rộng ra phía tây để xây dựng một trung tâm mới hiện đại hơn.
– Ngoài trung tâm cấp thị là hệ thống trung tâm và mạng lưới công trình phục vụ công cộng liên phường được tổ chức theo 2 cấp: các công trình phục vụ hàng ngày được bố trí gắn với đơn vị ở phường, xã, các công trình phục vụ định kỳ được gắn với khu trung tâm liên phường.
– Trung tâm đào tạo bao gồm các trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề, nâng cao, cơ sở nghiên cứu khoa học…..
– Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp được bố trí tại trung tâm hành chính thị xã, các phường xã. Các trụ sở văn phòng công ty, văn phòng đại diện..được bố trí phân tán trên các trục phố chính.
– Các trung tâm y tế bao gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các trạm bảo vệ sức khoẻ hiện tại bố trí ở khu trung tâm thị xã và các trung tâm liên vùng tương lai sẽ chuyển về vùng đất phía tây quốc lộ 46 thuộc xã Nghi Thạch
– Trung tâm thể dục thể thao cấp thị và khu vực gắn với khu công viên cây xanh thị xã, hình thành các cụm công trình TDTT gắn với khu dân cư bố trí các sân bãi tập luyện thường xuyên cho thanh thiếu niên.
3. Hệ thống công viên, cây xanh, TDTT, nghỉ ngơi giải trí và các vùng bảo vệ thiên nhiên:
– Đảm bảo chỉ tiêu cây xanh công viên công cộng là 45m2/ người (bao gồm các nhà nghỉ, vườn hoa, công viên, các khu cây xanh chuyên dùng, các sân bãi TDTT, khu sân vận động thị xã, các hồ điều hòa nước và cải tạo môi trường). Phát triển thêm cây xanh vùng đất Nghi Hương, công viên trung tâm, công viên hồ sen, cây xanh đặc dụng phòng hộ biển và ven các tuyến giao thông….
– Cải tạo và phát triển cây xanh mặt nước, khai thác triệt để hệ thống các, hồ trong khu vực như vùng hồ sen Nghi Hương…..cáckhu vực trũng theo các lạch nước để tổ chức trồng các mảng cây xanh nhằm cân bằng sinh thái tạo thành bộ khung bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc một đô thị du lịch.
– Đối với những khu di tích văn hoá, lịch sử đã xếp hạng, kể cả các làng nghề truyền thống, lịch sử……..cần được đánh giá xếp hạng công nhận và khoanh vùng bảo vệ tôn tạo hoặc đầu tư xây dựng theo các dự án thích hợp
4. Phát triển nông thôn:
Mục tiêu là tạo bước chuyển biến về chất trong phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn của thị xã. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả và tăng trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến, đẩy mạnh liên kết hoạt động sản xuất nông nghiệp với hoạt động du lịch, giảng dạy đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xây dựng nông thôn theo hướng văn minh, xanh, sạch đẹp, có hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với khu vực đô thị. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành có giá trị gia tăng cao và gắn liền với các sản phẩm du lịch.
Từng bước nâng cao mức sống cho dân cư khu vực nông thôn; phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội ở khu vực nông thôn (giáo dục, y tế, văn hoá….) bảo vệ môi trường nông thôn thông qua nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện nghiệm các quy định về sử dụng các chất bảo vệ thực vật, xử lý nước thải…..
Đảm bảo quy hoạch đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn với các khu dân cư, rà soát các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở các xã sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường du lịch và thị trường tiêu thụ sản phẩm tại chỗ và các vùng lân cận; tiếp tục khai thác những lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại nông sản, ngân hàng sản xuất có thế mạnh