– Người đã có công kiếm thuốc chữa bệnh cứu người, kiên trì tìm tòi nghiên cứu để viết nên bộ sách “Quỳ viên gia học” chọn lọc những bài thuốc, góp phần lớn vào việc bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền ở Việt Nam ở thế kỷ XVIII.
Nhưng đối với ông, ông lại suy nghĩ khác vì ông cho rằng học để làm quan không khó nhưng Từ nhỏ, Hoàng Nguyên Cát là cậu bé thông minh, lanh lợi, thích biểu biết và có tính chịu khó nên đã giúp ông sớm trở thành một trong những học trò giỏi thuộc làu kinh sách ở trong vùng. Năm 21 tuổi, ông đi thi lần đầu và đỗ Hiệu sinh. Ở vào hoàn cảnh lúc bấy giờ nhiều trai làng như ông đã tiếp tục chuyên tâm đèn sách đi thi để làm quan mong có một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ học để làm người có ích cho dân, cho nước mới là điều khó hơn.
Nhìn thấy cảnh triều đình thối nát, vua Lê bất lực, chúa Trịnh sa đọa, chuyên quyền, dân tình đói khổ, dịch bệnh tràn lan, Hoàng Nguyên Cát không thể yên lòng. Để giữ cốt cách của một con người, sau khi thi đỗ ông đã tìm thầy học nghề làm thuốc để chữa bệnh cứu người. Ông cho rằng: “Người ta sinh ra ở đời, kẻ có sự nghiệp lớn, người có sự nghiệp nhỏ không chỉ cố chấp làm một nghề thầy thuốc chữa bệnh mà thôi, nhưng nghề làm thầy thuốc gọi là đạo vì nó không những liên quan đến tính mạng của con người mà còn làm được nhiệm vụ của con người đối với cha mẹ thì biết làm thầy thuốc là một sự cần thiết”.
Từ suy nghĩ đó ông đã không ngại khó khăn mà chuyên tâm đèn sách nghiên cứu về Đông y. Ông lần dò khắp nơi để tìm thầy, thu thập các bài thuốc hay có trong dân gian, các lang y để chữa bệnh. Có thể nói rằng Hoàng Nguyên Cát là con người xứ Nghệ chân chính. Ông là nhà nho, lương y nghèo nhưng rất tài hoa. Sống trong xã hội phong kiến đầy đói nghèo, bất công nhưng Hoàng Nguyên Cát đã quyết tâm vượt mọi khó khăn để phấn đấu đưa bản thân mình từ một thầy thuốc bình thường trở thành danh y nổi tiếng.
Gần nửa thế kỷ nghiên cứu về y học cổ truyền tận tụy chữa bệnh cứu người, Hoàng Nguyên Cát đã nhiều lần chuyển “nguy” thành “an” cho hàng ngàn người dân bị ốm đau bệnh tật. Không những thế, đồng tiền bát gạo làm ra từ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của danh y đã cứu giúp cho nhiều gia đình nghèo khổ vượt qua những khó khăn dưới chế độ phong kiến. Khi tuổi đã cao không còn sức để đi xa khám bệnh, ông vừa kê đơn bốc thuốc cho mọi người tại nhà vừa nghiên cứu viết sách vừa mở lớp dạy chữ, dạy nghề cho những lương y trẻ. Ông hy vọng thế hệ con cháu, học trò sẽ là những người kế tục xứng đáng truyền thống y học của cha ông, sẽ giúp người dân vơi bớt những khổ đau vì bệnh tật.
Bộ sách “Quỳ viên gia học” do Hoàng Nguyên Cát viết từ năm 1748 dày hơn 1.000 trang gồm 12 tập, tổng hợp những lý luận cơ bản và kinh nghiệm chữa bệnh cứu người của ông viết ở thế kỷ XVIII là một công trình y học nổi tiếng không chỉ có giá trị ở thời kỳ ông sống mà còn trở thành những kinh nghiệm nghiên cứu cho ngày nay và mai sau. Do tuổi cao sức yếu, ngày 29/4 năm Kỷ Hợi (1779) Hoàng Nguyên Cát mất trong sự nuối tiếc vô hạn của gia đình và nhân dân. Tên tuổi, bài vị thờ ông được con cháu rước về nhà thờ họ Hoàng, thuộc trại cây bàng gần đền Vạn Lộc.
Toàn bộ di tích được xây dựng trên khu đất rộng 620m2, bao gồm cổng, tắc môn, khuôn viên, sân và nhà thờ. Về kiểu dáng, nhà thờ họ Hoàng làm theo kiểu tiền trụ, kẻ chuyền chụp, khung nhà làm bằng gỗ lim, mít được chạm nổi cánh hoa sen, hình vân mây, dây hoa cúc và các đầu rồng cách điệu hài hòa. Tổng thể có 6 cột cái, 8 cột quân, 12 xà hạ, 16 phủ đầu lá mới… Các chi tiết gỗ được liên kết với nhau bằng kỹ thuật mộng, sàm khá, sát sao, chắc chắn. Nhất là một bộ khung nhà nhỏ, nhưng là một bộ khung nhà bằng gỗ tốt có kiểu dáng hài hòa, kết cấu vững chắc, chạm khắc đẹp. Trong nhà thờ còn lưu giữ được nhiều hiện vật, trong đó có nhiều loại đồ thờ quý, đẹp … có giá trị về lịch sử văn hóa, nghệ thuật. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, cuối năm 2005 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Theo: Theo: Kim Ngân-TTVHTT Cửa Lò