Không thể dùng nơi Thánh để làm việc phàm tục

Đăng ngày 25/03/2017

(Baonghean.vn) – Lẽ ra chúng con được nghe lời Chúa, được nghe rao giảng về sự hi sinh, sám hối tội lỗi để dâng mình cho Chúa trong mùa Chay, đổi lại hai cha cho chúng con no nê những điều tội lỗi, hận thù, lòng đầy trắc ẩn, bởi ai không tham gia sẽ bị ghi tên điểm mặt, cách này, cách khác cô lập o ép chúng con, thật không thể chịu nổi…

 

Đó là  cấm kỵ của Giáo Luật Công giáo, tuy nhiên hai linh mục Nguyễn Đình Thục (giáo xứ Song Ngọc) và Đặng Hữu Nam (giáo xứ Yên Hòa) lại ngang nhiên bất chấp Giáo Luật, biến Nhà thờ, bàn thờ trở thành nơi chửi bới, tục tĩu và hằn học.

Không biết hai cha học hành đến đâu mà lại hành xử như vậy, Bộ Giáo Luật, quyển IV về Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội, Phần III, Các Nơi Thánh Và Thời Gian Thánh, Thiên 1 Ðiều 1205 quy định “ Nơi thánh là những nơi dành vào việc thờ phượng Thiên Chúa …”.

Chúa nhật vừa qua (19/3) tại nhà thờ giáo xứ Song Ngọc của chúng con tham dự thánh lễ mà thấy hai cha tố cáo hết chính quyền các cấp đến việc xúi giục bà con đi biểu tình khiếu kiện mà trong lòng mọi người đầy trắc ẩn, nhưng không biết làm sao?

Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã biến nơi tôn nghiêm thành
Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã biến nơi tôn nghiêm thành nơi phàm tục.

Phận bầy tôi chúng con cố gắng chịu đựng, tuy nhiên sức chịu đựng của chúng con cũng có hạn, chúng con không còn cách nào để lên tiếng để góp ý trực tiếp với các cha, vì như vậy chúng con sẽ bị trả thù, bị o ép, do đó chúng con đành nhờ đến công luận để mọi người được biết.

Điều 1210, Bộ Giáo Luật rành rành thế này: “Trong nơi thánh, chỉ được nhận điều gì giúp vào việc thi hành hay tăng gia việc thờ phượng, đạo đức và tôn giáo; phải cấm những gì trái nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh” thế mà chúng con liên tiếp được no nê những từ ngữ đại loại là: “bọn chúng nó”, “quân ăn cướp”, là “cút khỏi”… và những vật dụng như băng rôn, khẩu hiệu với đủ kích cỡ to, nhỏ, ngắn dài, nhiều phông chữ in đàng hoàng cũng có, viết vội cũng có, rồi cờ Giáo hội, nhìn vào chúng con không nhận ra đâu là nơi tôn kính, nơi thờ phượng Thiên Chúa tôn nghiêm.

Trong thời gian dâng thánh lễ Chúa Nhật, lẽ ra chúng con được nghe lời Chúa, được nghe rao giảng về sự hy sinh, sám hối tội lỗi để dâng mình cho Chúa trong mùa Chay, đổi lại hai cha cho chúng con no nê những điều tội lỗi, hận thù, lòng đầy trắc ẩn, bởi ai không tham gia sẽ bị ghi tên điểm mặt, cách này, cách khác cô lập, o ép chúng con, thật không thể chịu nổi thưa hai cha.

Nhà thờ nơi vang lên lời ca chúc tụng Thiên Chúa, chứ không phải nơi  gào thét “Trả lại đây, trả lại đây”. Ai lấy gì mà trả, chính hai cha phải trả lại sự bình yên cho chúng con, trả lại những nét đẹp bình dị của các làng quê Song Ngọc, Yên Hòa, Cẩm Trường… vốn dĩ đã có từ trước khi các cha về.

Đâu rồi tiếng mời trầu của các cụ ông, cụ bà? Đâu rồi tiếng trẻ ngây thơ trong sáng? Đâu rồi những ngọt bùi sẻ chia? Hai cha hãy trả lại cho chúng con đi. Giờ đây trong các làng quê bình yên đó cũng bên nồi nước chè xanh đặc quánh, nóng hổi là những cuộc luận bàn theo hướng dẫn của hai cha thời gian tới đây đấu tranh kiểu gì? Ai đi đầu, cờ may ở đâu, bộ đàm ai chuẩn bị, phát sóng trực tiếp ra sao? Trả lời phỏng vấn đài nước ngoài như thế nào?…

Những đứa trẻ cũng phải theo cha mẹ đến nhà thờ
Những đứa trẻ ngơ ngác, sợ sệt khi phải theo mẹ đến nhà thờ.

Thưa hai cha, Ðiều 1214, Bộ giáo Luật nêu rõ:Danh từ nhà thờ được hiểu là một tòa nhà thánh dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, và mọi tín hữu có quyền đến đó để làm việc thờ phượng Chúa, nhất là phụng tự công…”, chứ chúng con không phải đến đó để nghe hai cha chửi bới chính quyền, chửi bới những người lo xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội cho con trẻ đến trường, cho người ốm đau, bệnh tật có nơi chữa trị… Điều 1220 minh định “Những người có trách nhiệm coi sóc nhà thờ phải lo giữ nhà thờ sạch sẽ và trang nghiêm, xứng đáng là nhà của Chúa, cùng ngăn cản tất cả những gì nghịch với sự thánh thiện của nơi ấy”.

Hai cha hãy răn mình một chút đi, đêm thanh vắng ngẫm việc của hai cha đang làm có trái với lời Chúa và Giáo Luật không? Cha ơi, Điều 1239 Bộ Giáo Luật quy định “bàn thờ dù cố định hay lưu động, chỉ được dành riêng cho việc phụng sự, tuyệt đối loại trừ mọi sử dụng phàm tục”. Sao hai cha dám cả gan làm những điều cấm kỵ trên đó, các cha đang dùng bàn thờ của Giáo xứ chúng con chửi bới chế độ, cầu cho chế độ mau mất đi, điều đó không phải là lăng nhục sao?

Thiết nghĩ thưa hai cha, theo Luật Giáo hội hai cha phải cầu nguyện cho chế độ trường tồn, khỏe mạnh để cùng nhau đem lại lợi ích cho toàn xã hội chứ, đó không phải là ý nguyện của Thiên Chúa hay sao? “ Yêu người như mình ta vậy”, sao các cha lại hằn học, đố kỵ với chế độ?

Thưa hai cha người viết bài không phải ai xa lạ mà chính con, những người thắp nến hàng ngày, thay hoa trên bàn thờ Chúa, tháp tùng cha trong mọi lúc, mọi nơi, chúng con thành khẩn xin các cha nhìn lại trong các thánh lễ Chúa Nhật vừa rồi, việc dâng thánh lễ các cha ít tập trung vào các bài giảng hướng cho dân Chúa làm việc thánh thiện mà chỉ lo việc kiện tụng, biểu tình, dọa nạt con chiên mà việc đó đâu phải của các cha.

Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam đã biến những buổi rao giảng trong nhà thờ thành
Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam đã biến những buổi rao giảng trong nhà thờ thành nơi kích động, xúi giục người dân chống đối chính quyền.

Dấu chỉ đốt nến bàn thờ và cho bàn thờ là những dấu chỉ xinh đẹp của ánh sáng thánh thiêng phải được tỏ cho mọi người thấy mối liên quan của những cây nến với bàn thờ, nhằm lôi kéo mọi cặp mắt hướng về bàn thờ, điểm tập trung của cộng đoàn phụng tự, nhưng hai cha lại lo việc giăng khẩu hiệu, băng rôn sao cho cao, cho thẳng, một tay cha Nam cầm micoro, một tay cầm bộ đàm, thử hỏi hình ảnh ấy có đúng với một linh mục hay không.

 

Thánh Lễ là việc làm của Chúa Kitô, nên không thể không có một số điều thuộc kỷ luật Phụng vụ mà các linh mục hoặc giáo dân phải tuân hành. Hiến chế Phụng vụ ghi rõ: “Tuyệt đối, không ai, dù là linh mục được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng vụ” (PV 22,3), vì Phụng vụ là việc của Chúa Kitô và của chung Giáo hội, nên người của Giáo hội phải tôn trọng để duy trì sự hiệp nhất này.

Dự thánh lễ mà chúng con không thể dâng những lời cầu nguyện sốt sắng cho Chúa trong mùa Chay, không biết hai cha có hiểu nỗi lòng này của dân Chúa hay không, xin các cha bình tâm nhìn lại để chúng con cùng các cha dâng điều thánh thiện cho Chúa, đó cũng là đòi hỏi lương tâm mà Giáo hội Công giáo buộc các tín hữu phải thực hiện trong mùa Chay, để chúng ta ngày càng được gần Chúa hơn.

Người công giáo

(Song Ngọc ngày 21/3/2017)