Những người mắc các chứng bệnh viêm da mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt, đang sốt nhẹ,táo bón không nên ăn tôm. Ngoài ra, để tránh ngộ độc, bạn không nên ăn tôm biển với thịt dê.
Cua tính lạnh vì vậy những người dễ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, đang bị cảm mạo, cảm lạnh không nên ăn cua. Cua cũng kỵ với thịt thỏ, rau kinh giới, trái hồng, vì vậy bạn không nên ăn chung những thực phẩm này với cua.
Mực là loại hải sản dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, có công dụng bổ gan, bổ thận, dưỡng huyết và đặc biệt tốt cho phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, mực lại không tốt với những người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.
Theo các nghiên cứu khoa học, ngao (nghêu) là loại thực phẩm rất tốt cho những người cao huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, ung thư… Ngoài ra, ngao còn được biết đến với nhiều công dụng: bổ âm, tốt cho những người hay ra mồ hôi trộm, nóng trong. Tuy nhiên, ngao có tính lạnh và vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu không nên ăn ngao.
Sứa rất tốt cho những người đang bị nóng trong cần thanh nhiệt, giải độc; thích hợp với những người bị hen suyễn, tao bón, viêm khớp, cao huyết áp. Tuy nhiên, sứa cũng rất dễ gây dị ứng vì chứa nhiều nước dễ bị biến chất nên khi ăn phải “thăm dò” cơ thể và chọn lựa sứa tươi, không có màu sắc khác lạ.
Hàu (hào) rất giàu các nguyên tố vi lượng như đồng và kẽm, các axit amin cần thiết, các vitamin vì thế đây là một loại hải sản bổ dưỡng. Ngoài ra, hàu có tính lạnh, vị ngọt rất thích hợp với những người bị ung thư đang xạ trị. Những người bị các bệnh da liễu hoặc đang dùng thuốc tetrelylin được khuyến cáo không nên ăn hàu.