* Bước 1: – Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình.
– Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và Tổ công tác giao rừng cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã.
– Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
– Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau:
+ Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn, đơn phải nêu rõ địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng và các thông tin liên quan khác (phụ lục 3).
+ Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn xây dựng.
* Bước 2: Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ
– Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã.
– Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn báo cáo ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan chức năng cấp huyện.
* Bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:
– Tổ chức việc xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng dân cư thôn (xác định về chất lượng rừng được giao cho cộng đồng – của cơ quan tư vấn lâm nghiệp có trách nhiệm).
– Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn là người chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn.
– Lập tờ trình, trình ủy ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
* Bước 4: Quyết định việc giao rừng.
Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình từ cơ quan chức năng chuyển đến có trách nhiệm xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; chuyển quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, ủy ban nhân dân cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện.
* Bước 5: thực hiện quyết định giao rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm:
+ Thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa ủy ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư thôn.
– Cộng đồng dân cư thôn ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới.
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu cộng đồng dân cư thôn không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc cộng đồng dân cư thôn không được giao rừng.
|