Cửa Lò: Khó khăn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người lầm lỡ.

Đăng ngày 10/01/2017

toipham

Phiên tòa xét xử lưu động ngày 25/11/2016 tại phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, trong số 11 bị cáo thì có đến 9 bị cáo đã từng có tiền án, tiền sự, thậm chí, có những bị cáo phạm tội trong quá trình đang thi hành một bản án khác. Án chồng án không phải là trường hợp hiếm trong các phiên tòa ở Cửa Lò. Điều này đã cho thấy, việc tái hòa nhập cộng đồng đối với những người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt tù quay trở về địa phương, những người đang chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hoặc cải tạo không giam giữ tại địa phương là rất quan trọng. Nó ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, vì trước hết, nó tạo ra tâm lý bình thường cho người phạm tội.

Nghi Thủy là một phường có đến hơn 50% số lượng đối tượng có tiền án, tiền sự trở về địa phương. Hàng năm, công an phường tiếp nhận hồ sơ theo dõi của 38 – 40 đối tượng cải tạo tại địa phương, 15 – 20 người mãn hạn tù trở về. Trong khi đó, công tác tái hòa nhập cồng đồng cho các đối tượng này đang rất khó khăn.

toipham1

Trung tá Văn Việt TriềuTrưởng công an phường Nghi Thủy – TX.Cửa Lò cho biết: (Sau khi đi tù về thì mối quan hệ của họ hết sức phức tạp, rộng rãi với các đối tượng ở nhiều địa phương khác. Do vậy, nó cấu kết móc nối tiếp tục phạm tội. Khi trong tù đào tạo ngành nghề về địa phương không phù hợp. Ở địa phương chủ yếu là đánh bắt xa bờ, trong khi những trường hợp này tay nghề không có, trình độ nhận thức kém mà phần lớn đối tượng ra tù phần lớn đều lười lao động, lười sản xuất, về ngư cụ và phương tiện sản xuất không có. Do vậy, rất khó để bố trí công ăn việc làm để tái hòa nhập cộng đồng )

toipham2

Theo số liệu báo cáo của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an thị xã Cửa Lò, năm 2016, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 65 vụ – 138 đối tượng. Trong đó, có trên 80 bị cáo đã từng có tiền án, tiền sự, chiếm trên 58%. Các tội danh liên quan, bao gồm: mua bán trái phép chất ma túy, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ đối tượng phạm pháp trên địa bàn vẫn là bỏ học sớm, thiếu việc làm và nhận thức về pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là ở các địa bàn ven biển như Nghi Tân, Nghi Thủy.  

toipham3

Bà Đặng Thị Lệ Hằng Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Cửa Lò cho biết: (Tạo ra tâm lý bình thường cho người tội phạm. Họ được XH đón nhận. Nếu họ cần cấp lại CMND thì cấp lại CMND cho họ. Họ cần việc làm thì tạo điều kiện cho họ có việc làm. Họ đủ điều kiện để xóa án tích trước thời hạn để họ đi xuất khẩu LĐ hoặc có công ăn việc làm. Khi được xóa án tích thì họ mới được nhận vào các cơ quan, các tổ chức hướng nghiệp. Nếu đủ điều kiện, chấp hành 1/3 và họ có tiến bộ rõ rệt thì Ủy ban, công an, cán bộ khối xóm phải tạo điều kiện xác nhận cho họ để họ xóa án tích. Và cuối cùng là MTTQ cũng phải tham gia vào cuộc để vận động bà con nhân dân, cộng đồng dân cư và các DN, các tổ chức hướng nghiệp tiếp nhận những người ra tù về có tiến bộ rõ rệt để họ có công ăn việc làm để hướng thiện. Công an phải nắm được diễn biến tâm lý ấy để đưa họ ra khỏi diện quản lý để tạo ra tâm lý rất bình thường sau khi họ mãn hạn tù.)

Để giảm tỷ lệ tái vi phạm của người chấp hành án tù xong và giúp họ hòa nhập với xã hội rất cần có sự chung tay của cộng đồng dân cư, của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là trong việc tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, để công tác tái hòa nhập cộng đồng thực sự có hiệu quả hay không thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở chính bản thân của người đã từng lầm lỡ./.

Thanh Vân –Duy Quý