10 địa danh lịch sử gắn với Cách mạng Tháng Tám

Đăng ngày 23/08/2017

Nhân kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám, cùng tìm hiểu 10 địa danh lịch sử gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám trên khắp cả nước.

1. Hang Pác Bó

Được coi là cội nguồn của Cách mạng Việt Nam, Quần thể di tích cách mạng Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) là địa danh gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam những năm 1941 - 1945. Nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được đưa ra từ đây như hội nghị lần thứ VIII của TW Đảng (10 - 19/5/1941), xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập báo “Việt Nam độc lập”…
Hang Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) là địa danh gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam những năm 1941 – 1945. Nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được đưa ra từ đây như hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng (10 – 19/5/1941), xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập báo “Việt Nam độc lập”.

2. Đình Tân Trào

Ngày 16/8/1945, Đại hội đại biểu quốc dân (hay Quốc dân Đại hội Tân Trào) chính thức khai mạc tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh; đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội đã quyết định thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tới ngày 17/8/1945, Đại hội bế mạc trong không khí tổng khởi nghĩa sôi sục.
Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào chính thức khai mạc tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh; đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội đã quyết định thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Tới ngày 17/8/1945, Đại hội bế mạc trong không khí tổng khởi nghĩa sôi sục.

3. Nhà hát lớn Hà Nội

 Ngày 17/8/1945, một cuộc mít-tinh do chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội đã biến thành một cuộc biểu dương lực lượng cách mạng của Việt Minh. Ngày 19/8/1945, một cuộc mít-tinh lớn của cách mạng diễn ra ở quảng trường Nhà hát lớn. Đoàn biểu tình sau đó tỏa thành nhiều mũi tiến hành tổng khởi nghĩa trên toàn thành phố.
Ngày 17/8/1945, một cuộc mít-tinh do chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội đã biến thành một cuộc biểu dương lực lượng cách mạng của Việt Minh. Ngày 19/8/1945, một cuộc mít-tinh lớn của cách mạng diễn ra ở quảng trường Nhà hát lớn. Đoàn biểu tình sau đó tỏa thành nhiều mũi tiến hành tổng khởi nghĩa trên toàn thành phố.

4. Bắc Bộ phủ

Bắc Bộ phủ (nay ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội) từng là nơi đặt trụ sở chính quyền thực dân ở Bắc kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai của chính phủ Trần Trọng Kim. Khi tổng khởi nghĩa nổ ra ở Hà Nội ngày 19/8/1945, lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà mang tính biểu tượng của chế độ thực dân này.
Bắc Bộ phủ (nay ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội) từng là nơi đặt trụ sở chính quyền thực dân ở Bắc kỳ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai của chính phủ Trần Trọng Kim. Khi tổng khởi nghĩa nổ ra ở Hà Nội ngày 19/8/1945, lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà mang tính biểu tượng của chế độ thực dân này.

5. Trại Bảo an binh

Trại Bảo an binh ở Hà Nội là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.
Trại Bảo an binh ở Hà Nội là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

6. Dinh tổng Thận (tỉnh Long An)

Tỉnh Tân An (nay là Long An) có vinh dự là địa phương miền Nam đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 21/8/1945. Sự kiện trọng đại đó gắn liền với Dinh tổng Thận - biểu trưng của cách mạng Tháng Tám tại nơi đây. Cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa đã đặt trụ sở chỉ huy tại ngôi biệt thự được xây dựng vào thế kỷ 19 nằm giữa tỉnh lỵ Tân An này.
Sự kiện trọng đại gắn liền với Dinh tổng Thận – biểu trưng của cách mạng Tháng Tám tại tỉnh Tân An (nay là Long An) – Cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa đã đặt trụ sở chỉ huy tại ngôi biệt thự được xây dựng vào thế kỷ 19 nằm giữa tỉnh lỵ Tân An này là địa phương miền Nam đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 21/8/1945.

7. Dinh Khâm sai

Khi cuộc cách mạng bùng nổ ở Sài Gòn ngày 24/8/1945, dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng Thành phố) là nơi đầu tiên ở thành phố cờ đỏ sao vàng được kéo lên, tung bay trong niềm tin thắng lợi.
Khi cuộc cách mạng bùng nổ ở Sài Gòn ngày 24/8/1945, dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi đầu tiên ở thành phố cờ đỏ sao vàng được kéo lên, tung bay trong niềm tin thắng lợi.

8.  Cửa Ngọ Môn (Huế)

Cửa Ngọ Môn (Huế), ngày 30/8/1945, hàng vạn người dân tụ tập xem Vua Bảo Đại đọc chiếu Thoái vị để trở thành công dân Vĩnh Thụy. Sau đó, cựu hoàng trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu.
Cửa Ngọ Môn (Huế), ngày 30/8/1945, hàng vạn người dân tụ tập xem Vua Bảo Đại đọc chiếu Thoái vị để trở thành công dân Vĩnh Thụy. Sau đó, cựu hoàng trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu.

9. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) của nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã được TW Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô tháng 8/1945. Tại đây, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã được đề ra. Đặc biệt, tại một căn phòng trên tầng 2 của ngôi nhà này, Hồ Chủ tịch đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) của nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô tháng 8/1945. Tại đây, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã được đề ra. Đặc biệt, tại một căn phòng trên tầng 2 của ngôi nhà này, Hồ Chủ tịch đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

10. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945, sau sự toàn thắng của cuộc Cách mạng Tháng Tám.
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945, sau sự toàn thắng của cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Thái Bình