Phường Nghi Thu-Cửa Lò: Cuộc sống mới đang trỗi dậy

Đăng ngày 27/03/2014

Nghi Thu bây giờ là địa phương luôn dẫn đầu trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp, vùng màu của thị xã Cửa Lò . Nhưng ít ai biết rằng, nhiều năm trước, cuộc sống của người dân quê biển gặp bao nỗi gian truân, khốn khó.

Lấy nông nghiệp làm nền tảng, song Nghi Thu có ít ruộng đất – một thời lấn bấn ngay cả việc giải quyết lương thực tại chỗ cho nhân dân.

Những năm đầu 1980, như bao vùng quê của cả nước, mức sống của người dân rất thấp, tốc độ tăng trưởng hàng năm không đáng kể.

Trong khi giá cả không ngừng leo thang, tài chính – tiền tệ mất cân đối, nguyên vật liệu khan hiếm, sản xuất đình đốn, khiến đời sống nhân dân vô cùng bức bách.

Do khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm và chính sách cho người sản xuất chưa thỏa đáng nên sản xuất thủ công trên địa bàn phường nhiều năm phát triển chậm.

Một số nghề chính như sản xuất mây tre đan xuất khẩu, dệt thảm bẹ ngô… còn manh mún, chủ yếu tự phát. Đến cuối những năm 1980, chỉ số phát triển kinh tế cũng như bình quân thu nhập của người dân vẫn còn ở mức thấp.

Năm 1992, toàn xã Nghi Thu (nay là phường), có 527 hộ nông dân, trong đó 26 hộ thu nhập 100.000 đồng/tháng/khẩu (5%), 80 hộ thu nhập 80.000 đồng (15%), 316 hộ thu nhập 50.000 đồng (60%) và 105 hộ thu nhập dưới 50.000 đồng (20%).

Mức thu nhập của người dân thời điểm này tuy còn rất thấp nhưng đã vượt khá xa so với năm 1985. Thiếu lương thực vẫn luôn là bài toán khó, đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải trăn trở tìm lối đi thích hợp.

Ngồi trò chuyện bên ấm trà mạn ấm cúng, Chủ tịch UBND phường Nghi Thu – Phùng Trọng Thọ vui vẻ tâm sự: “Thực hiện chiến lược tất cả vì con người, sau những cuộc “vắt óc” luận bàn, Nghi Thu đã thực hiện bước đột phá mới.

Theo đó, chủ trương chuyển mạnh từ sản xuất đơn lẻ, manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng – nông nghiệp; chế biến dịch vụ gắn liền với lưu thông, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, đặc điểm của từng vùng, từng địa phương”.

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển; lấy kinh tế hộ gia đình làm hướng đi chính; tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí nhằm tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp cận thị trường”.

Nhờ đưa ra những chủ trương, chính sách kịp thời, cùng với tiềm năng và thế mạnh khai thác biển tích cực của địa phương, nên đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghi Thu đạt mức cao: 23% so với năm 2009.

Hầu hết các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch trên các lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp, thu ngân sách. Bình quân thu nhập đầu người đạt 20 triệu đồng, vượt chỉ tiêu đề ra.

So với những năm trước, cơ cấu kinh tế của Nghi Thu đã có sự chuyển dịch căn bản theo hướng phát triển bền vững: Dịch vụ 65%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 24%; nông nghiệp 11%.

Nghi Thu là vùng trung tâm du lịch Cửa Lò, có lượng du khách đông. Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã, UBND phường đã triển khai nhiệm vụ, đưa công tác du lịch vào hoạt động sớm và ổn định.

Theo đó, cơ sở hạ tầng được coi trọng, phát triển ngày một khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo về du lịch, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn văn hóa, giao tiếp ứng xử cho cán bộ quản lý và các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động kinh doanh du lịch, Nghi Thu chủ trương thực hiện phương châm “5 không” của UBND thị xã, nhờ đó đã làm tốt công tác an ninh trật tự, quản lý quy hoạch, quản lý giá, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Cùng với sự đổi mới về cơ chế và chính sách, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong phường đã đóng góp sức người, sức của xây dựng hàng nghìn công trình thủy lợi lớn, nhỏ, đủ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng.

Các tiến bộ khoa học – kỹ thuật được đưa vào áp dụng để phát triển giống lúa ngắn ngày ít sâu bệnh, cho năng suất cao (PN8, L3, CR203…), thay thế những giống cũ cho năng suất thấp.

Phát triển các loại cây xen canh gối vụ như lạc, ngô, rau màu… Năm 2010, toàn phường đạt 252 tấn lúa (bình quân tấn/ha), 140 tấn lạc (2,2 tấn/ha), ngô xen đạt giá trị kinh tế 1.650 triệu đồng (30 triệu đồng/ha)…

Bên cạnh đó, hàng năm, phường đã triển khai đưa vào chăn nuôi hàng nghìn con lợn, bò, hàng vạn con gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi đạt 1.650 triệu đồng (năm 2010).

Bí thư Đảng ủy phường Chế Đình Hiệp, người đã 2 nhiệm kỳ “vững tay chèo lái con thuyền địa phương”, từng trải và có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo vui vẻ cho biết: Dẫu gặp phải những khó khăn trở ngại: Thời tiết xấu, bão lụt kéo dài ảnh hưởng tới kế hoạch gieo trồng, sản xuất vụ Đông – Xuân; dịch bệnh hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm, sâu bệnh phá hoại lúa; ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong nước có nhiều biến động, giá cả không ngừng tăng… Song, địa phương luôn giữ vững ổn định an ninh, chính trị, tạo thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh phát triển.

Năm qua, Nghi Thu phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; nhiều dự án thu hút đầu tư có giá trị lớn; nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cải cách hành chính được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; văn hóa – xã hội có sự chuyển biến tích cực. Bộ mặt của địa phương đã căn bản thay đổi…”.

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, dân chủ được mở rộng, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, góp phần vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra”.

Vào thăm một số hộ gia đình trên địa bàn phường Nghi Thu, điều tôi dễ dàng nhận ra đó là mâm cơm trong bữa ăn đã đầy đủ về dinh dưỡng, món ăn phong phú. Mọi người bàn chuyện làm giàu thay vì lo đói tháng Ba, ngày Tám như cách đây ít năm.

Tôi chợt nghĩ, rồi đây, với Nghi Thu, những mục tiêu, nhiệm vụ mới tiếp tục đòi hỏi mỗi cán bộ, mỗi người dân có quyết tâm cao, vững tin khắc phục vượt mọi khó khăn, phát triển trên con đường hội nhập. Mơ ước về một cuộc sống sung túc trên mảnh đất miền Trung nắng gió này đã thành hiện thực.
.

Theo: Hương Xuân

 

Phường Nghi Thu-Cửa Lò: Cuộc sống mới đang trỗi dậy

Đăng ngày

Nghi Thu bây giờ là địa phương luôn dẫn đầu trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp, vùng màu của thị xã Cửa Lò . Nhưng ít ai biết rằng, nhiều năm trước, cuộc sống của người dân quê biển gặp bao nỗi gian truân, khốn khó.

Lấy nông nghiệp làm nền tảng, song Nghi Thu có ít ruộng đất – một thời lấn bấn ngay cả việc giải quyết lương thực tại chỗ cho nhân dân.

Những năm đầu 1980, như bao vùng quê của cả nước, mức sống của người dân rất thấp, tốc độ tăng trưởng hàng năm không đáng kể.

Trong khi giá cả không ngừng leo thang, tài chính – tiền tệ mất cân đối, nguyên vật liệu khan hiếm, sản xuất đình đốn, khiến đời sống nhân dân vô cùng bức bách.

Do khó khăn về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm và chính sách cho người sản xuất chưa thỏa đáng nên sản xuất thủ công trên địa bàn phường nhiều năm phát triển chậm.

Một số nghề chính như sản xuất mây tre đan xuất khẩu, dệt thảm bẹ ngô… còn manh mún, chủ yếu tự phát. Đến cuối những năm 1980, chỉ số phát triển kinh tế cũng như bình quân thu nhập của người dân vẫn còn ở mức thấp.

Năm 1992, toàn xã Nghi Thu (nay là phường), có 527 hộ nông dân, trong đó 26 hộ thu nhập 100.000 đồng/tháng/khẩu (5%), 80 hộ thu nhập 80.000 đồng (15%), 316 hộ thu nhập 50.000 đồng (60%) và 105 hộ thu nhập dưới 50.000 đồng (20%).

Mức thu nhập của người dân thời điểm này tuy còn rất thấp nhưng đã vượt khá xa so với năm 1985. Thiếu lương thực vẫn luôn là bài toán khó, đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải trăn trở tìm lối đi thích hợp.

Ngồi trò chuyện bên ấm trà mạn ấm cúng, Chủ tịch UBND phường Nghi Thu – Phùng Trọng Thọ vui vẻ tâm sự: “Thực hiện chiến lược tất cả vì con người, sau những cuộc “vắt óc” luận bàn, Nghi Thu đã thực hiện bước đột phá mới.

Theo đó, chủ trương chuyển mạnh từ sản xuất đơn lẻ, manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng – nông nghiệp; chế biến dịch vụ gắn liền với lưu thông, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, đặc điểm của từng vùng, từng địa phương”.

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển; lấy kinh tế hộ gia đình làm hướng đi chính; tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí nhằm tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp cận thị trường”.

Nhờ đưa ra những chủ trương, chính sách kịp thời, cùng với tiềm năng và thế mạnh khai thác biển tích cực của địa phương, nên đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghi Thu đạt mức cao: 23% so với năm 2009.

Hầu hết các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch trên các lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp, thu ngân sách. Bình quân thu nhập đầu người đạt 20 triệu đồng, vượt chỉ tiêu đề ra.

So với những năm trước, cơ cấu kinh tế của Nghi Thu đã có sự chuyển dịch căn bản theo hướng phát triển bền vững: Dịch vụ 65%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 24%; nông nghiệp 11%.

Nghi Thu là vùng trung tâm du lịch Cửa Lò, có lượng du khách đông. Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã, UBND phường đã triển khai nhiệm vụ, đưa công tác du lịch vào hoạt động sớm và ổn định.

Theo đó, cơ sở hạ tầng được coi trọng, phát triển ngày một khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo về du lịch, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn văn hóa, giao tiếp ứng xử cho cán bộ quản lý và các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động kinh doanh du lịch, Nghi Thu chủ trương thực hiện phương châm “5 không” của UBND thị xã, nhờ đó đã làm tốt công tác an ninh trật tự, quản lý quy hoạch, quản lý giá, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Cùng với sự đổi mới về cơ chế và chính sách, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong phường đã đóng góp sức người, sức của xây dựng hàng nghìn công trình thủy lợi lớn, nhỏ, đủ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng.

Các tiến bộ khoa học – kỹ thuật được đưa vào áp dụng để phát triển giống lúa ngắn ngày ít sâu bệnh, cho năng suất cao (PN8, L3, CR203…), thay thế những giống cũ cho năng suất thấp.

Phát triển các loại cây xen canh gối vụ như lạc, ngô, rau màu… Năm 2010, toàn phường đạt 252 tấn lúa (bình quân tấn/ha), 140 tấn lạc (2,2 tấn/ha), ngô xen đạt giá trị kinh tế 1.650 triệu đồng (30 triệu đồng/ha)…

Bên cạnh đó, hàng năm, phường đã triển khai đưa vào chăn nuôi hàng nghìn con lợn, bò, hàng vạn con gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi đạt 1.650 triệu đồng (năm 2010).

Bí thư Đảng ủy phường Chế Đình Hiệp, người đã 2 nhiệm kỳ “vững tay chèo lái con thuyền địa phương”, từng trải và có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo vui vẻ cho biết: Dẫu gặp phải những khó khăn trở ngại: Thời tiết xấu, bão lụt kéo dài ảnh hưởng tới kế hoạch gieo trồng, sản xuất vụ Đông – Xuân; dịch bệnh hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm, sâu bệnh phá hoại lúa; ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong nước có nhiều biến động, giá cả không ngừng tăng… Song, địa phương luôn giữ vững ổn định an ninh, chính trị, tạo thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh phát triển.

Năm qua, Nghi Thu phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; nhiều dự án thu hút đầu tư có giá trị lớn; nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cải cách hành chính được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; văn hóa – xã hội có sự chuyển biến tích cực. Bộ mặt của địa phương đã căn bản thay đổi…”.

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, dân chủ được mở rộng, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, góp phần vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra”.

Vào thăm một số hộ gia đình trên địa bàn phường Nghi Thu, điều tôi dễ dàng nhận ra đó là mâm cơm trong bữa ăn đã đầy đủ về dinh dưỡng, món ăn phong phú. Mọi người bàn chuyện làm giàu thay vì lo đói tháng Ba, ngày Tám như cách đây ít năm.

Tôi chợt nghĩ, rồi đây, với Nghi Thu, những mục tiêu, nhiệm vụ mới tiếp tục đòi hỏi mỗi cán bộ, mỗi người dân có quyết tâm cao, vững tin khắc phục vượt mọi khó khăn, phát triển trên con đường hội nhập. Mơ ước về một cuộc sống sung túc trên mảnh đất miền Trung nắng gió này đã thành hiện thực.
.

Theo: Hương Xuân