Dạo quanh xem Tết cổ truyền của các nước Châu Á

Đăng ngày 29/01/2017

Trung Quốc

Các vật trang trí màu đỏ, mang không khí lễ hội xuất hiện khắp Trung Quốc. Người dân đã bắt đầu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Getty.

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có phong tục đón Tết Nguyên Đán vào tháng 1 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Trung Quốc, có tên gọi là Xuân Tiết. Thời điểm giao thừa khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày 1/1 Âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (15/1 Âm lịch).

Cúng tổ tiên là việc hệ trọng trong ngày Tết. Người Trung Quốc cúng tổ tiên thường dâng
Cúng tổ tiên là việc hệ trọng trong ngày Tết. Người Trung Quốc cúng tổ tiên thường dâng “tam sinh”: thịt gà, thịt lợn và cá. Hai món đầu nhất thiết phải có và luộc chín, ngoài ra còn bánh tét, đậu hũ, hoa quả… Mỗi loại thực phẩm đều dán giấy đỏ. Sau khi thắp nến, đốt nhang, phải quỳ lạy, cầu khấn.
Ở nhiều vùng, người dân ăn tết với nhiều tập tục truyền thống khác nhau, nhưng tối 30 tết cả gia đình quây quần cùng ăn bữa đoàn tụ, thì bất kể là miền Nam hay miền Bắc đều không thể thiếu được. Ở miền Nam, bữa cơm đoàn tụ thường có hơn chục món, trong đó nhất định phải có đậu phụ và cá, để cầu
Ở nhiều vùng, người dân ăn Tết với nhiều tập tục truyền thống khác nhau, nhưng tối 30 Tết cả gia đình quây quần cùng ăn bữa đoàn tụ, thì bất kể là miền Nam hay miền Bắc đều không thể thiếu được. Ở miền Nam, bữa cơm đoàn tụ thường có hơn chục món, trong đó nhất định phải có đậu phụ và cá, để cầu “phú quý, dư thừa”. Ở miền Bắc, trong bữa cơm đoàn tụ thường là ăn sủi cảo, cả gia đình cùng gói, sủi cảo vỏ làm bằng bột mỳ cán mỏng, gói thịt rất thơm ngon, luộc chín, bỏ nước hấm, cả gia đình quây quần bên mâm ăn một bữa cơm vui vẻ.

Hàn Quốc

Tết cổ truyền của Hàn Quốc được goại là Seollal. Đây là ngày nghỉ quan trọng nhất theo truyền thống Hàn Quốc, gồm một loạt lễ hội, bắt đầu từ Mùng 1 Tết. Seollal kéo dài trong 3 ngày được coi là quan trọng hơn hẳn ngày đầu năm Dương lịch dù Seollal cũng còn được dùng để chỉ Tết Tây.
Tết cổ truyền của Hàn Quốc được goại là Seollal. Đây là ngày nghỉ quan trọng nhất theo truyền thống Hàn Quốc, gồm một loạt lễ hội, bắt đầu từ Mùng 1 Tết. Seollal kéo dài trong 3 ngày được coi là quan trọng hơn hẳn ngày đầu năm Dương lịch dù Seollal cũng còn được dùng để chỉ Tết Tây.
Giống Việt Nam, năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 Âm lịch nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
Giống Việt Nam, năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 Âm lịch nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.
123

Vào ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc Hanbok truyền thống nhiều màu sắc và tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên vào buổi sáng. Họ thường dùng món “tteokguk” (canh bánh gạo) trong buổi sáng này. Ăn xong “tteokguk” cũng tức là năm mới mới thật sự bắt đầu. Người Hàn Quốc quan niệm rằng ăn “tteokguk” vào buổi sáng đầu năm sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Người Hàn Quốc hớn hở chào đón Năm Mới (cả Âm lịch và Dương lịch) bằng cách đến thăm bãi biển phía Đông như tới các thành phố Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi họ ngắm tia sáng đầu năm của mặt trời mọc vào ngày đầu tiên trong năm.

Hồng Kông

123
Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền giống như Việt Nam. Tết Âm lịch ở Hồng Kông được tổ chức với rất nhiều các hoạt động.
Hội chợ hoa đón mừng năm mới: Hội chợ hoa kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này cũng sẽ không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân như ở các chợ hoa Việt Nam. Bởi đối với người châu Á, đó chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Trong số đó phải kể đến, cây quất, thủy tiên và mẫu đơn tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, cây đào tượng trưng cho vẻ đẹp lãng mạn mang tính truyền thống, cây quýt giúp mang lại cho người mua những mối quan hệ bền vững và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cháu đề huề.
Nét đặc sắc ở Hong Kong là Hội chợ hoa đón mừng năm mới kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này cũng sẽ không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân như ở các chợ hoa Việt Nam. Bởi đối với người châu Á, đó chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Trong số đó phải kể đến, cây quất, thủy tiên và mẫu đơn tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, cây đào tượng trưng cho vẻ đẹp lãng mạn mang tính truyền thống, cây quýt giúp mang lại cho người mua những mối quan hệ bền vững và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cháu đề huề.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút - được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút – được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới.

 Triều Tiên

Năm mới ở Triều Tiên gọi là
Năm mới ở Triều Tiên gọi là “Nguyên nhật”, đúng vào ngày Mùng 1 tháng Giêng Âm lịch. Đêm 30 Tết, mọi nhà lấy nước quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày Mùng 1, già trẻ gái trai trong trang phục mới, trước là hành “trà lễ” khấn vái tổ tiên, sau đó các bề dưới chúc Tết bề trên. Bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Còn bạn bè thân thiết thì cùng chúc tụng nhau.
Những tập tục này rất giống với Trung Quốc. Nhưng ở Triều Tiên còn có hai hoạt động đặc thù:
Ở Triều Tiên còn có hai hoạt động đặc thù: “đuổi quỷ” và “đốt tóc”. Để “đuổi quỷ”, họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm Mùng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma qủy, nghênh đón điều tốt lành. Hai là “đốt tóc”: họ đem tóc rụng hàng ngày được giữ trong một hộp trang điểm, đợi đến xế chiều Mùng 1 vứt ra cửa để trừ tà, xua đuổi dịch bệnh và cầu bốn mùa bình an.
Trong dịp Tết, mọi người thường ăn một loại cơm gọi là
Người Triều Tiên không có tục lệ ăn canh bánh bao (hay còn gọi là bánh canh gạo) như người Hàn Quốc. Thay vào đó, họ thường dùng songpyeon, một loại bánh gạo có hình bán nguyệt, cùng với những món ăn khác chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên vào sớm mồng 1 (còn được gọi là jesa).

Singapore

60 vũ công ăn mặc như các vị thần của Trung Quốc ở khu mua sắm tại quận Orchard, Singapore.
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền. Vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa, số còn lại là người Mã Lai (14%), người Ấn Độ (8%)… cũng là người Đông Á nên đều chung vui trong những ngày này.
Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, Tết Âm lịch ở Singapore cũng như hàng năm đều tổ chức Lễ hội Mùa xuân với nhiều hoạt động văn hoá khác nhau. Song để chào đón năm mới thường có 3 sự kiện nổi bật được nhiều người quan tâm nhất: Lễ hội Hoa đăng mừng năm mới, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ diễu hành Chingay cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác kéo dài suốt hơn một tháng, từ khoảng tuần cuối tháng Chạp của năm cũ cho đến ngày Rằm tháng Giêng.
Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, Tết Âm lịch ở Singapore cũng như hàng năm đều tổ chức Lễ hội Mùa xuân với nhiều hoạt động văn hoá khác nhau. Song để chào đón năm mới thường có 3 sự kiện nổi bật được nhiều người quan tâm nhất: Lễ hội Hoa đăng mừng năm mới, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ diễu hành Chingay cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác kéo dài suốt hơn một tháng, từ khoảng tuần cuối tháng Chạp của năm cũ cho đến ngày Rằm tháng Giêng.

Mông Cổ

Ngày Tết cổ truyền Âm lịch ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng. Ngày Tết này được tính theo lịch Tây Tạng. Vào ngày này, mọi người rửa sạch cả thể xác lẫn tâm hồn và bắt đầu cuộc sống mới tươi mát. Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ trong xã hội.
Ngày Tết cổ truyền Âm lịch ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng. Ngày Tết này được tính theo lịch Tây Tạng. Vào ngày này, mọi người rửa sạch cả thể xác lẫn tâm hồn và bắt đầu cuộc sống mới tươi mát. Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ trong xã hội.
Vào ngày đầu năm mới, ai nấy dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới, nhóm lửa, rồi mọi người ăn bánh bao hấp và uống Airag (sữa ngựa lên men) và tặng quà lẫn nhau. Họ sang nhà bên cạnh, bắt đầu thăm người lớn tuổi trước và chúc Tết những người hàng xóm. Một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, giống như ngày 30 tháng Chạp của ta. Vào ngày này, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để cùng tiễn đưa năm cũ và đón năm mới, đón giao thừa. Đây là đêm bầu trời hoàn toàn vắng ánh trăng. Mọi người ăn thật no do họ tin rằng nếu còn đói, suốt năm mới sẽ bị đói.

Tsagaan Sar được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất nên người dân Mông Cổ thường chuẩn bị thực phẩm trong nhiều ngày. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị lượng lớn bánh buuz (dạng như bánh bao) và trữ chúng trong tủ lạnh để dành dùng trong nhiều ngày.

123
Vào ngày đầu năm mới, ai nấy dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới, nhóm lửa, rồi mọi người ăn bánh bao hấp và uống Airag (sữa ngựa lên men) và tặng quà lẫn nhau. Họ sang nhà bên cạnh, bắt đầu thăm người lớn tuổi trước và chúc Tết những người hàng xóm. Một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, giống như ngày 30 tháng Chạp của ta. Vào ngày này, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để cùng tiễn đưa năm cũ và đón năm mới, đón giao thừa. Đây là đêm bầu trời hoàn toàn vắng ánh trăng. Mọi người ăn thật no do họ tin rằng nếu còn đói, suốt năm mới sẽ bị đói.

Hà Chi

(Tổng hợp)